Dàn ý Vẻ đẹp của Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên

0

Lập dàn ý là bước quan trọng để viết được một bài văn hay. Hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn các em các lập Dàn ý Vẻ đẹp của Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên. Chi tiết mời các em xem ở bên dưới nhé.

I. Mở bài

– Giới thiệu tác giả Nguyễn Du, tác phẩm truyện Kiều và đoạn trích Trao duyên

– Khái quát vẻ đẹp của Thúy Kiều trong đoạn trích: Kiều không phải người con gái bình thường, tầm thường là một người con gái thông minh, kéo léo, trọng tình trọng nghĩa, giàu đức hi sinh. Qua đó thể hiện sự ngợi ca, trân trọng của tác giả

II. Thân bài

1. Thúy Kiều – người con gái thông minh, sắc sảo, khéo léo.

a. Lời nhờ vả của Kiều.

– Lời nói:

+ “Cậy” gần nghĩa với “nhờ, mong” nhưng nó bao hàm ý nghĩa nhờ giúp đỡ và cả sự trông mong, hi vọng, tin tưởng

+ “Chịu lời”: Chấp nhận một cách ép buộc, biết mình là người chịu thiệt.

→ Thúy Kiều không chỉ nài xin, buộc Vân phải chấp nhận lời nhờ vả của mình mà còn thấu hiểu những thiệt thòi mà em phải chịu.

– Hành động: Lạy, thưa – hành động của người dưới với người bề trên nhưng ở đây Kiều lại làm ngược lại lạy em rồi thưa chuyện cùng em.

→ Hành động không chỉ thiết tha, khẩn khoản giao phó trách nhiệm mà còn dự báo những điều hệ trọng Kiều sắp nói ra.

⇒ Cách sử dụng từ ngữ và hành động của Kiều cho thấy nàng là một người thông minh, tinh tế, khéo léo. Đó như một màn dạo đầu đầy thuyết phục mà Vân không thể xem nhẹ.

b. Lời thuyết phục của Kiều:

– Kiều kể về mối tình với chàng Kim:“ Giữa đường đắt gánh tương tư”, “Mối tơ thừa”, hành động: “ Quạt ước, chén thề”

→ Gợi về mối tình nồng thắm nhưng mong manh, dang dở và đầy bất hạnh của mình với chàng Kim, Kiều muôn gợi lên trong lòng Vân sự đồng cảm, xót thương.

– Kiều gợi lại về hoàn cảnh gia đình khi đang gặp biến cố lớn “sóng gió bất kì”, Kiều buộc phải chọn một trong hai con đường là “hiếu” và “tình”, Kiều đành chọn hi sinh tình.

→ Kiều đã gợi ra tình cảnh ngang trái, khó xử của mình để Vân thấu hiểu.

– Kiều nhắc đến tuổi trẻ của Vân: “Ngày xuân em hãy còn dài”

→ Vân vẫn còn trẻ, còn cả tương lai phía trước có thể thay chị gá nghĩa

– Kiều gợi đến tình thân máu mủ “Xót tình máu mủ thay lời nước non”

→ Kiều thuyết phục em bằng tình cảm ruột thịt.

– Thành ngữ “Thịt nát xương mòn” và “ Ngậm cười chín suối”: nói về cái chết đầy mãn nguyện của Kiều

→ Kiều viện đến cả cái chết để thể hiện sự cảm kích thật sự của mình khi Vân nhận lời

⇒ Cách lập luận hết sức chặt chẽ, thấu tình đạt lí cho thấy Thúy Kiều là người sắc sảo tinh tế, khôn ngoan, khéo léo. Trước những lí lẽ ấy Vân không thể từ chối

2. Thúy Kiều – người con gái hiếu thảo, giàu ân tình, thủy chung.

a. Kiều là người con hiếu thảo

– Hình ảnh “Sóng gió bất kì”: Gợi về cơn gia biến trong gia đình Kiều

– Thành ngữ “hai bề vẹn hai”: Sự ngang trái, khó xử trong lòng Kiều

→ Dù tình nghĩa với Kim Trọng còn đang mặn nồng, nhưng trước cơn gia biến của gia đình, Kiều đã chọn chữ hiếu.

→ Kiều là một người con hiếu nghĩa, hi sinh hạnh phúc của bản thân để cứu cha và em.

b. Thúy Kiều giàu ân tình, thủy chung.

– “Quạt ước, chén thề”: Thúy Kiều luôn nhớ về những kỉ niệm tình yêu, những lời hẹn ước cùng Kim Trọng.

– Chia tay Kim Trọng, Kiều đã tha thiết nhờ em gá nghĩa cùng chàng để làm trọn ân tình.

– Thúy Kiều trao kỉ vật cho em nhưng không thể trao đi trao đi ân tình, tình cảm với chàng “duyên này thì giữ – vật này của chung”.

→ Thúy Kiều là người giàu ân tình, thủy chung son sắc

3. Thúy Kiều – người con gái giàu đức hi sinh và lòng vị tha.

– Kiều nhận mình là “người phụ bạc”: “Thiếp đã phụ chàng từ đây”

– Lạy tình quân: cái lạy tạ lỗi, vĩnh biệt, khác với cái lạy hàm ơn ban đầu.

→ Kiều không có lỗi, thậm chí Kiều là người đau đớn nhất trong câu chuyện tình cảm này nhưng nàng đã quên đi nỗi đau của mình mà nghĩ nhiều đến người khác, đó chính là đức hy sinh cao quý của một tấm lòng vị tha.

III. Kết bài

– Khái quát lại những vẻ đẹp tâm hồn của Kiều

– Thể hiện suy nghĩ của bản thân: Yên và trân trọng vẻ đẹp của Kiều cũng là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment