Dàn ý Phân tích tấn bi kịch của Vũ Như Tô trong bài Vĩnh biệt cửu trùng đài

0

Contents

Đề bài: Phân tích tấn bi kịch của Vũ Như Tô trong đoạn trích Vĩnh biệt cửu trùng đài

Dàn ý mẫu

I. Mở bài

– Vài nét về tác giả Nguyễn Huy Tưởng và đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

– Trong tác phẩm, tấn bi kịch của người nghệ sĩ thiên tài Vũ Như Tô chắc chắn đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả

II. Thân bài

1. Thế nào là bi kịch?

– Bi kịch: Sự mâu thuẫn, đối lập giữa hiện thực đời sống với khát vọng con người

– Bi kịch của Vũ Như Tô: Sự mâu thuẫn giữa khát vọng nghệ thuật cao cả với hiện thực đời sống của nhân dân

2. Bi kịch của Vũ Như Tô

a. Bi kịch bởi khát vọng nghệ thuật của Vũ Như Tô mâu thuẫn với hiện thực đời sống

– Vũ Như Tô là người nghệ sĩ tài ba với lí tưởng nghệ thuật cao cả

+ Là người “ngàn năm chưa dễ có một”

+ Tài năng của ông được thể hiện: “chỉ vẩy bút là chim hoa đã hiện lên”, “sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân, có thể xây dựng lâu đài cao cả, nóc vờn mây mà không hề tính sai một viên gạch nhỏ”

+ Mong muốn và hòa bão của ông chính là xây dựng cho đát nước một tòa lâu đài vĩ đại và bền vững ⇒ khát khao cống hiến tài năng cho đất nước

– Tuy nhiên, bi kịch ở chỗ, khát vọng nghệ thuật cao cả ấy của Vũ Như Tô mâu thuẫn với hiện thực đời sống của nhân dân

+ Vì quá đam mê và chạy theo lí tưởng nghệ thuật của mình, Vũ Như Tô quên mất rằng chính việc xây Cửu Trùng Đài đã cướp đi mồ hôi, nước mắt và tính mạng của bao nhiêu người

⇒ Lí tưởng, ước mơ xây một toà đài cao cả, nguy nga, tráng lệ lại cao siêu, thuần tuý hoàn toàn thoát li khỏi hoàn cảnh lịch sử xã hội của đất nước, xa rời đời sống nhân dân ⇒ Bi kịch

b. Bi kịch bởi trong thời khắc nhân dân khởi loạn, Vũ Như Tô vẫn đắm chìm trong mộng tưởng Cửu Trùng Đài

– Quân khởi loạn Trịnh Duy Sản giết chết Lê Tương Dực, Đan Thiềm tỉnh táo nhận thức thức sự việc nên khuyên Vũ Như Tô trốn đi ⇒ Vũ Như Tô vẫn u mê chưa hiểu:

+ Ông hỏi lại : “Tôi có tội gì? Tôi làm gì nên tội? Làm gì phải trốn?”

+ Ông vẫn cho là “họ hiểu nhầm” mình và khẳng định thêm lần nữa: “Tôi không trốn đâu”

– Khi bị quân sĩ vả miệng, ông vẫn không ngừng say mê về Cửu Trùng Đài: “Đài Cửu trùng sẽ hoàn thành, cao cả, huy hoàng giữa cõi trần lao lực, một cảnh Bồng Lai”

– Ông nhất mực cho rằng mình không có tội mà chỉ có công. Luôn tin vào việc làm chính đại quang minh của mình, và hi vọng sẽ thuyết phục được An Hòa hầu

⇒ Vũ Như Tô cho đến gần cuối vẫn u mê tin vào mộng tưởng hoài bão của mình mà vẫn không hiểu rằng nhân dân đã vì thứ mộng tưởng ông cho là cao cả mà đổ mồ hôi, công sức và cả tính mạng ⇒ Bi kịch

c. Bi kịch bởi khi nhận ra được khát vọng nghệ thuật của mình mâu thuẫn với hiện thực thì Cửu Trùng Đài đã bị đốt

– Khi Cửu Trùng Đài bị đốt, Vũ Như Tô vẫn nói: “Vô lí! Vô lí”

– Vỡ mộng, Vũ Như Tô chỉ rú lên căm giận: “Phú cho ta cái tài làm gì? Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài!”

– Mộng lớn tan tành cùng Đan Thiềm, người nghệ sĩ tài hoa phải chịu số phận ra pháp trường

⇒ Vũ Như Tô là một nhân vật chịu nhiều tấn bi kịch

III. Kết bài

– Khái quát lại tấn bi kịch mà Vũ Như Tô phải gánh chịu trong tác phẩm

– Bi kịch của Vũ Nư Tô đặt ra bài học về khát vọng nghệ thuật: Nghệ thuật chân chính chỉ có thể tồn tại nếu không đi ngược lại với thực tế đời sống

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment