Dàn ý Phân tích tác hại của việc thiếu trung thực trong thi cử

0

Contents

Đề bài: Hãy phân tích tác hại của việc thiếu trung thực trong thi cử. Đưa ra hướng khắc phục trước tình trạng đó

Bài làm

I. Mở bài

– Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Thiếu trung thực trong bất kì lĩnh vực nào của cuộc sống cũng là một vấn đề phức tạp và nan giải

– Nêu vấn đề nghị luận: Thiếu trung thực trong thi cử là một vấn đề cần quan tâm hàng đầu bởi điều này ảnh hưởng đến nhân cách của cả một con người

II. Thân bài

1. Giải thích

– Trung thực: “Trung”: Trung thành, “thực”: thành thực ⇒ Trung thực: sự chân thật trong mọi việc, làm mọi thứ bằng khả năng của bản thân mình

⇒ Thiếu trung thực trong thi cử: Thi cử không dùng sức của bản thân mình, gian dối, không thành thực trong làm bài…

2. Biểu hiện của thiếu trung thực trong thi cử

– Biểu hiện phổ biến nhất là dùng “phao” chép bài trong thi cử

– Chép bài bạn, trao đổi bài, trao đổi đáp án cho nhau

– Sử dụng các thiết bị thông minh trong phòng thi như tai nghe bluetooth, điện thoại thông minh…

– “Mua giám thị” để có thể ngang nhiên trao đổi bài trong thi cử

3. Tác hại của việc thiếu trung thực trong thi cử

– Ảnh hưởng đến nhân vách con người : Làm học sinh có tính lười biếng ỷ lại, không chịu tự giác học tập

– Ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước tương lai của dân tộc khi những mầm non của nước nhà không học tập và tu dưỡng bằng chính năng lực của mình

– Ảnh hưởng đến chất lượng học tập của bản thân, lớp học và nhà trường

– Làm cho học sinh coi thường việc coi thi của giám thị

4. Nguyên nhân

– Do sự lười biếng trong học tập, không chịu tự giác học bài và làm bài

– Do áp lực về điểm số, áp lực từ gia đình, nhà trường bắt học sinh phải được điểm cao

– Do học sinh học trong một môi trường mà tất cả các bạn đều rất giỏi khiến học sinh bắt buộc phải được điểm cao

– Một phần là do sự lỏng lẻo trong việc coi thi của các giám thị

– Sự bao che của các bạn khiến việc thiếu trung thực gia tăng nhiều hơn trong thi cử

⇒ Những nguyên nhân đó đã làm ảnh hưởng đến sự thiếu trung thực gia tăng nhiều hơn trong thi cử

5. Giải pháp khắc phục

– Bản thân mỗi học sinh cần ý thức trách nhiệm và việc làm của bản thân , tự mình cố gắng học tập tốt và nói “ Không” với việc thiếu trung thực trong thi cử

– Gia đình, nhà trường và thầy cô không nên đặt áp lực quá nhiều cho học sinh.Nên khuyến khích các em khi được điểm cao và động viên an ủi các em khi điểm số chưa như mong muốn

– Cho học sinh học tập ở một môi trường vừa sức học tránh để các em cảm thấy mình thua kém các bạn dẫn đến tự ti và thiếu trung thực trong thi cử

– Các bạn học sinh cũng cần nghiêm túc hơn , khi thấy bạn bè gian lận trong thi cử cần báo với giám thị không được bao che sẽ làm hại bạn

– Nhà trường thầy cô giám thị cần sát sao và nghiêm khắc khi coi thi , xử phạt đúng mực nhằm răn đe để học sinh nghiêm túc hơn trong thi cử

6. Liên hệ bản thân

– Cần tích cực học tập tự giác học tập và thi cử bằng chính năng lực của mình

– Ý thức được thiếu trung thực trong thi cử là một hành động xấu sẽ đẫn tới hậu quả lớn sau này

– Kếu gọi các bạn cùng nhau học tập để kết quả học tập được cải thiện và nâng cao

III. Kết bài

– Khẳng định lại vấn đề: sự thiếu trung thực trong thi cử hiện tượng phổ biến và để lại hậu quả về lâu dài trong sự phát triển nhân cách của mỗi con người

– Lời nhắn đến mọi người: Hãy học tập và làm việc bằng chính năng lực của mình, đó là con đường duy nhất giúp chúng ta tiến xa hơn

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment