Dàn ý Phân tích Hồi 14 Hoàng lê nhất thống chí hay nhất
Đề bài: Lập dàn ý Phân tích Hồi 14 tác phẩm Hoàng lê nhất thống chí
Dàn ý mẫu
1, Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
+ Ngô gia văn phái: một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì. Tác phẩm do Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du viết, trừ ba hồi cuối chưa rõ tác giả.
+ Hoàng lê nhất thống chí: là một tác phẩm văn xuôi ghi chép bằng chữ Hán lớn nhất trong văn học Việt Nam trung đại, có tính chất của tiểu thuyết chương hồi, nói về thời kì cuối nhà Lê đầu nhà Nguyễn.
+ Văn bản trong sgk là hồi thứ 14 của tác phẩm.
2, Thân bài:
a, Hoàn cảnh giặc Thanh xâm lược và sự đối phó của nghĩa quân
– Miêu tả đội quân của nhà Thanh:
+ Quân đội đông, hùng hậu, sĩ khí ngút trời, “Tôn Sĩ Nghị sau khi đem quân ra cửa ải, xuyên rừng vượt núi như giẫm đất bằng, ngày đi đêm nghỉ, không phải lo lắng gì, kéo thẳng một mạch đến thành Thăng Long, không mất một mũi tên, như vào chỗ không người”
+ Quân đội nhà Thanh đông, tinh nhuệ nhưng hợm hĩnh, chủ quan, hưởng lạc ngủ quên trên chiến thắng: “quân lính các đồn tự tiện bỏ cả đội ngũ, đi lại lang thang, không có kỷ luật gì cả”, còn tướng quân thì cũng “ngày ngày chơi bời tiệc tùng, không hề để ý đến việc quân”.
+ Được cung nữ phủ Trường Yên cảnh báo về Nguyễn Huệ nhưng cả bọn cũng chỉ biết quát chửi nhau và vẫn ung dung ngồi “tính toán chu đáo”, dự định sang xuân mới tính kế với Nguyễn Huệ
⇒ Sử dụng biện pháp đối lập, đòn bẩy: miêu tả cái hùng mạnh oai phong trước làm nền bật lên sự nhu nhược, tham lam, lười biếng, khinh suất của quan quân nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống.
– Nghĩa quân Tây Sơn của vua Quang Trung:
+ Sự ứng phó nhanh nhẹn, kịp thời: sau khi biết tin, Nguyễn Huệ lên ngôi vua và thu xếp việc trong 1 tháng, 25 tháng chạp xuất quân, 29 âm lịch tới Nghệ An chiêu mộ thêm binh sĩ, 30 âm lịch mở tiệc khao quân ăn tết sớm, và đúng mùng 5 tháng giêng, sau chiến thắng Ngọc Hồi Đống Đa, Nguyễn Huệ giữ đúng lời hứa chiến thắng với quân sĩ.
+ Tinh thần của quân sĩ: tất cả đều nghiêm trang chỉnh tề, “một lòng một chí quyết chiến quyết thắng”.
⇒ Thủ pháp đối lập, đòn bẩy lần nữa phát huy tác dụng: tả quân Thanh trước để làm bật lên sự thần tốc, anh hùng của quân đội Quang Trung; làm bật lên hình ảnh vua Quang Trung anh dũng, khiêm tốn mà thu phục lòng người, bản lĩnh, yêu nước.
b, Thắng lợi của quân khởi nghĩa
– Sự tự tin, tài mưu lược của người cầm quân: Quang Trung tin vào một thắng lợi của chính nghĩa, truyền cảm hứng cho quân đội của mình; ông đích thân chỉ huy đội quân tiên phong, anh dũng, quyết đoán.
– Dũng khí của quân khởi nghĩa: sức mạnh tinh thần, tuy thô sơ ít ỏi về quân lực và vũ khí, chỉ dùng gậy gộc cuốc thuổng mà đánh bại được súng ống.
– Những trận đánh với thắng lợi rực rỡ thể hiện tài binh lược của Quang Trung:
+ Đánh ở sông Gián, sông Thanh Quyết, quân Lê Chiêu Thống và quân Thanh thấy bóng dáng quân đội Quang Trung từ xa đã tự bỏ chạy, bị bắt sống.
+ Trận Hà Hồi, dùng tinh thần uy hiếp tinh thần khiến giặc sợ hãi, không tốn một binh lính cũng chiếm được đồn.
+ Trận Ngọc Hồi: quân giặc chống cự yếu ớt rồi thua, tướng giặc chạy vội “Ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp”.
⇒ lời kể ngắn gọn, bình dị càng làm tăng sự thần kì của chiến thắng
c, Nhận xét về nghệ thuật
Thành công trong sử dụng các hình ảnh đối lập, thủ pháp đòn bẩy: tả quân Thanh trước, tả quân đội Quang Trung sau.
– Thành công trong xây dựng hình tượng nhân vật Quang Trung và nghĩa quân.
– Lối kể chuyện chân thực, không khoa trương.
3, Kết bài:
– Tác phẩm tái hiện lại một thời kì lịch sử một cách chân thực.
– Thể hiện tinh thần vì nghệ thuật của các tác giả: dù theo nhà Lê, phò vua Lê nhưng vẫn thừa nhận và khâm phục tài năng của anh hùng Quang Trung.
Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi