Dàn ý Phân tích đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
Contents
Đề bài: Phân tích đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
Dàn ý mẫu
I. Mở bài
– Giới thiệu những nét tiêu biểu về Vũ Trọng Phụng: có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Ngòi bút sắc sảo của ông thành công nhất ở tiểu thuyết và truyện ngắn
– Giới thiệu đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia: Là toàn bộ chương XV của tiểu thuyết Số đỏ- cuốn tiểu thuyết thành công của VTP
II. Thân bài
1. Giá trị nội dung
a. Ý nghĩa nhan đề
– “Tang gia”: nhà có đám, đáng ra với hoàn cảnh đó, không khí phải tràn ngập nhiều buồn tiếc
– “Hạnh phúc”: Cảm xúc khi gặp chuyện nhiều niềm vui, đây là cảm xúc đối lập hẳn với hoàn cảnh “tang gia”
⇒ nhan đề chứa đựng mâu thuẫn trào phúng hàm chứa tiếng cười chua chát, kích thích trí tò mò của người đọc
b. Những niềm vui khác nhau khi cụ cố Tổ mất
• Niềm vui chung cho cả gia đình:
– Gia đình tràn ngập niềm vui bởi cụ cố tổ chết cũng là lúc cái chúc thư đi vào thời kì thực hành chứ không còn lí thuyết viễn vông nữa
⇒ Một gia đình bất hiếu
• Niềm vui của những thành viên trong gia đình:
– Cố Hồng (con trai cả):
+ vui vì được diễn trò già yếu trước mọi người
+ mơ màng nghĩ mình được mặc áo xô gai, lụ khụ ho khạc mếu máo để người ta nghĩ “ úi kìa con giai nhớn đã già thế kia kìa”
⇒ con người háo danh bề ngoài, không hề tiếc thương gì trước cái chết của chính người sinh ra mình
– Ông Văn Minh: thích thú vì cái chúc thư kia đã đi vào thời kì thực hành chứ không còn trên lý thuyết viễn vông nữa
⇒ Người cháu bất hiếu, đầy dã tâm.
– Bà Văn Minh: mừng rỡ vì được lăng xê những mốt y phục táo tạo nhất.
⇒ người cháu thực dụng, thiếu tình người.
– Cô Tuyết: Được dịp mặc y phục “ngây thơ” để chứng tỏ mình hãy còn trinh tiết nhưng đau khổ như kim châm vào lòng khi không thấy Xuân tóc đỏ đâu với khuôn mặt “buồn lãng mạn”
⇒ Người con gái hư hỏng, lẳng lơ.
– Cậu Tú Tân: sướng điên người lên vì được dịp sử dụng cái máy ảnh đã lâu không có dịp dùng đến
⇒ Con người vô tâm, kém hiểu biết.
– Ông Phán: Sung sướng vì không ngờ rằng cái sừng trên đầu mình lại có giá trị.
⇒ Chỉ coi trọng và vui mừng vì mình được thêm một khoản, không có nhân cách, vô liêm sĩ.
– Xuân tóc đỏ: Hạnh phúc đặc biệt vì nhờ hắn mà cụ Tổ chết, danh giá uy tín lại càng to hơn.
• Niềm vui của những người ngoài gia đình:
+ Cảnh sát Min Đơ và Min Toa:“giữa lúc không có ai đáng bị phạt…đương buồn rầu…thì sung sướng cực điểm”.
+ Bạn bè cụ cố Hồng: những kẻ vừa háo danh, vừa háo sắc, họ chia buồn để khoe khoang các loại râu ria cùng những huân huy chương
+ Hàng phố: đám ma đi đến đâu huyên náo đến đấy, cả phố nhốn nháo khoe đám ma to, thiên hạ chỉ chu ý vào những kiểu quần áo tang…
⇒ Bức tranh trào phúng chân thực mang đậm tính hài hước
c. Cảnh đám ma gương mẫu
– Tả bao quát đám ma khi đang đi trên đường:
+ Chậm chạp, nhốn nháo như hội rước.
+ Kết hợp ta, Tàu Tây để khoe giàu một cách hợm hĩnh.
– Tả cận cảnh: Người đi dự: giả dối, bàn đủ thứ chuyện.
– Cảnh hạ huyệt:
– Mở đầu: cậu tú Tân thì dàn dựng việc chụp hình một cách giả dối và vô văn hóa.
– Tiếp theo: Ông Phán thì diễn việc làm ăn với Xuân: “Xuân Tóc Đỏ … gấp tư”
⇒ Đó là một màn hài kịch thể hiện sự lố lăng , đồi bại, bất hiếu, bât nghĩa của xã hội thượng lưu trước 1945.
2. Giá trị nghệ thuật
– Xây dựng tình huống độc đáo
– Phát hiện những chi tiết đối lập gây gắt cùng tồn tại trong một con người, sự vật, sự việc.
– Thủ pháp cường điệu, nói ngược, nói mỉa,… được sử dụng một cách linh hoạt.
– Miêu tả biến hóa, linh hoạt và sắc sảo đến từng chi tiết, nói trúng nét riêng của từng nhân vật.
– Bút pháp trào phúng
III. Kết bài
– Điểm lại những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích
– Ý nghĩa thực tiễn của đoạn trích: Đoạn trích đem đến một bài học đạo đức cho con người trong mọi thời đại
Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi