Dàn ý Phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
Contents
Đề bài: Dàn ý Phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
I. Mở bài
– Giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ và tập Truyền kì mạn lục: Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỉ XVI. Truyền kì mạn lục là tác phẩm xuất sắc của ông ghi chép những chuyện li kì trong nhân gian.
– Giới thiệu về tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”: Là một trong 20 truyện của tập truyền kì mạn lục kể về câu chuyện chức quan coi việc xử án ở đền Tản Viên.
II. Thân bài
1. Giới thiệu nhân vật Ngô Tử Văn.
– Tên: Ngô Tử Văn tên Soạn
– Quê quán: Huyện Yên Dũng đất Lạng Giang
– Tính tình: Khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không chịu được
→Cách giới thiệu trực tiếp ngắn gọn mang tính khẳng định gây chú ý người đọc
→Giọng điệu ngợi ca định hướng cách nhìn nhận cho người đọc về những hành động tiếp theo của nhân vật
2. Cuộc đấu tranh ở trên trần gian của Ngô Tử Văn.
a. Hành động đốt đền
– Nguyên nhân đốt đền: Tức giận trước sự hống hách, lộng hành làm hại dân chúng của hồn ma tiên tướng giặc
– Hành động:
+ Tắm gội chay sạch, khấn trời
→Đốt đền là hành động có chủ đích, cẩn trọng, không phải hành động bộc phát
+ Châm lửa đốt đền, vung tay không sợ gì cả mặc cho mọi người lắc đầu lè lưỡi
→Hành động công khai đầy dũng cảm, quyết liệt.
⇒ Thể hiện sự khẳng khái, chính trực, kiên cường, dũng cảm của trí thức Việt
⇒ Thể hiện ý thức dân tộc mạnh mẽ qua việc diệt trừ hồn ma tên tướng giặc.
b. Cuộc gặp gỡ của Ngô Tử Văn và bách hộ họ Thôi
– Sau khi đốt đền, Tử Văn trở về bị “sốt nóng sốt rét”.
– Hình ảnh hồn ma tướng giặc:
+ Diện mạo khôi ngô, cao lớn, đầu đội mũ trụ
+ Lời nói: Mắng mỏ đe dọa, bắt Ngô Tử Văn lập lại đền.
→Đây là một kẻ xảo trá, tham lam, hung ác
– Thái độ của Ngô Tử văn: Ung dung, mặc kệ vẫn ngôi ngất ngưởng, tự nhiên
→Thái độ của con người tự tin vào việc làm chính nghĩa.
c. Cuộc gặp gỡ của Ngô Tử Văn với thổ công
– Thổ công: Kể lại toàn bộ sự việc mình bị hại để Tử Văn thấy được sự xảo trá tác oai tác quái của tên tướng giặc, lo lắng cho Tử Văn
→Thổ công biết sự tồn tại của cái xấu nhưng cam chịu và chấp nhận, không dám đấu tranh để đòi lại công lí
– Thổ công bày cách để Ngô Tử Văn đối phó với tên hung thần và đối chất với Diêm Vương
→Tạo ra sự phát triển logic cho câu chuyện.
→Tử Văn không còn chiến đấu đơn độc mà đã có sự hỗ trợ của thổ công.
3. Cuộc đấu tranh giành lại công lí ở Minh Ti.
a. Chặng 1: Tử Văn đối đầu với những thử thách
– Tên bách hộ họ Thôi: Tỏ vẻ khép nép, đáng thương, để kêu oan
– Diêm Vương: Nghe theo lời tố cáo của tên tướng giặc, trách mắng, phán Tử Văn ngoan cố, bướng bỉnh
– Thái độ của Tử Văn:
+ Điềm nhiên, không kinh hãi trước cảnh Minh ti rùng rợn
+ Một mực kêu oan, điềm tĩnh, cứng cỏi trước uy quyền của Diêm Vương và sự xảo trá giả tạo của tên tướng giặc
b. Chặng 2: Tử Văn vạch trần tội ác của tên tướng giặc
– Khi tranh cãi, biết mình yếu thế, tên bách hộ Thôi sợ hãi, tỏ vẻ giả nhân giả nghĩa xin giảm án cho Tử Văn.
– Tử Văn không chịu bỏ cuộc, xin Diêm Vương cho người xuống tản Viên chứng thực
– Diêm Vương: Chứng thức và tin lời Ngô Tử Văn, xử cho Tử Văn thắng kiện.
→Cuộc đấu tranh đã bộc lộ khí phách, sự thông minh, cam đảm, quyết liệt của Ngô Tử Văn trên hành trình đòi lại công lí
→Làm rõ bộ mặt giả nhân giả nghĩa, xảo trá, giả tạo của hồn ma tên tướng giặc.
→Kết quả của cuộc chiến cho thấy ước mơ về sự công bằng của nhân dân.
4. Ngô Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản Viên
– Là phẩn thưởng cho sự khẳng khái, cương trực và dũng cảm của Ngô Tử Văn.
– Diệt trừ tận gốc cái ác, lấy lại danh dự cho thổ công, làm sáng tỏ nỗi oan khuất cho Ngô Tử Văn
– Gửi gắm khát vọng của nhân dân về một vị quan chính trực, thanh liêm.
– Cuộc gặp gỡ giữa quan phán sự và người quen cũ: Thể hiện niềm tin về một vị quan tốt, giúp nước, giúp dân.
5. Ý nghĩa, bài học
a. Ý nghĩa của truyện
– Thể hiện niềm tin vào công lí, ước mơ về một xã hội công bằng ở hiền gặp lành, ác giả ác báo
– Phản ánh hiện tượng oan trái, bất công của xã hội đương thời
– Phê phán thói tham nhũng, lộng quyền của quan lại đương thời
– Phê phán sự hèn nhát không dám đứng lên đấu tranh bảo vệ lẽ phải của một bộ phận quan lại và nhân dân
b. Bài học
– Cần dũng cảm đứng lên đấu tranh bảo vệ công lí và lẽ phải.
– Có niềm tin vào lẽ phải: Thiện thắng ác
6. Đặc sắc nghệ thuật
– Sự kếp hợp giữa bút pháp thực và ảo, mượn truyện kì ảo để nói truyện thực ở đời vì thế nó mang giá trị thời đại
– Cốt truyện kịch tính, hấp dẫn với kết cấu logic có mở đầu, thắt nút, cao trào, mở nút
– Lựa chọn tình tiết li kì, lôi cuốn
– Xây dựng tính cách nhân vật qua lời nói và hành động
III. Kết bài
– Khái quát lại nội dung và nghệ thuật của truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”
– Trình bày suy nghĩ của bản thân về tác phẩm: Đem lại sự thích thú cho người đọc bởi người tốt đã được đền đáp xứng đáng, kẻ ác bị trùng trị
Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi