Dàn ý phân tích bài Đi bộ ngao du của Ru Xô
1. Mở bài
– Giới thiệu vài nét về tác giả Ru-xô: là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động cách mạng xã hội Pháp với nhiều đóng góp tích cực cho xã hội
– Vài nét về văn bản: Đi bộ ngao du là một văn bản nói về những lợi ích không tưởng của việc đi bộ, qua đó khuyên mỗi người nên đi bộ thường xuyên để tìm thấy những điều mới lạ.
2. Thân bài
a. Đi bộ ngao du rất thoải mái, được tự do thưởng ngoạn
– Những trở ngại gặp phải và những cách khắc phục tương ứng:
+ Thời tiết xấu ⇒ Đi ngựa
+ Chán ⇒ tìm những thứ để giải trí
+ Mệt ⇒ Vận động hai cánh tay
– Đi bộ ngao du tạo nên trạng thái tinh thần thoải mái, không bắt buộc, không phụ thuộc
+ Muốn đi, muốn dừng nhiều tuỳ ý
+ Không phụ thuộc vào con người, phương tiện
+ Không phụ thuộc vào đường xá lối đi, chỉ phụ thuộc vào bản thân mình
+ Thoải mái hưởng thụ tự do trên đường đi
⇒ Đi bộ ngao du là niềm hạnh phúc, được tự do thưởng ngoạn
b. Đi bộ ngao du trau dồi kiến thức, tăng sự hiểu biết về thiên nhiên, cuộc đời
– Đi bộ ngao du như Ta-lét, Pla-tông, Py-ta-go
+ Những nhà triết gia đi bộ ⇒ Xem xét tài nguyên trái đất phô bày phong phú
+ Những người yêu mến nông nghiệp đi bộ ⇒ Muốn biết các sản vật… và cách thức trồng trọt
+ Người có chút ít hứng thú với tự nhiên học ⇒ Xem xét khoảnh đất, hoa lá, hóa thạch
– Sự đối lập giữa phòng sưu tập của vua chúa và của Ê-min
+ Phòng sưu tập của các vua chúa toàn những đồ linh tinh
+ Phong sưu tập của Ê-min phong phú hơn- là cả trái đất, mỗi nơi mỗi vật ở đúng chỗ của nó
⇒ Đi bộ ngao du sẽ trau dồi vốn tri thức, mở mang tầm nhìn. Đồng thời tác giả cũng muốn đề cao kiến thức của các nhà khoa học am hiểu kiến thức thực tế
c. Đi bộ ngao du tăng cường sức khỏe, tinh thần cho con người
– Đi bộ ngao du giúp tinh thần thoải mái, rèn luyện được sức khỏe, tránh buồn bã cáu kỉnh, nếu mệt mỏi thì nên đi bộ ngao du sẽ thấy tâm hồn thoải mái thư giản và yêu đời.
3. Kết bài
– Khẳng định lại giá trị nội dung của tác phẩm: Văn bản như một lời khuyên, kinh nghiệm sống mỗi người nên đi bộ ngao du để trau dồi mọi thứ
– Liên hệ rèn luyện bản thân
Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi