Câu rút gọn là gì ? Cho ví dụ ? Tác dụng ? Phân loại ? Ngữ Văn Lớp 7
Contents
Câu rút gọn là gì ? Các kiểu rút gọn câu ? Câu rút gọn có những tác dụng gì ? Hãy cùng chúng tôi giải đáp từng vấn đề đó dưới bài viết dưới đây nhé !
Tham khảo bài viết khác:
Câu rút gọn là gì ?
– Khái niệm:
Câu rút gọn có thể hiểu đơn giản là những câu trong quá trình nói hoặc viết chúng ta có thể lược bỏ đi một số thành phần trong câu để câu ngắn gọn hơn
– Ví dụ minh họa:
Bạn Lan A nói với bạn Hoa: – Bao giờ cậu về quê ?
Hoa: Cuối tuần này.
==> Câu: “ Cuối tuần này ” là câu rút gọn thành phần trạng ngữ.
==> Câu đầy đủ: Cuối tuần này mình sẽ về quê.
Các kiểu rút gọn câu
1. Câu rút gọn chủ ngữ
– Khái niệm:
Câu rút gọn chủ ngữ là những câu được rút gọn thành phần chủ ngữ.
– Ví dụ minh họa:
Quyên nói với Tâm: Bao giờ cậu đi làm ?
Mai trả lời: Ngày mai đi.
==> Câu của Mai là câu rút gọn chủ ngữ, trong câu chỉ còn trạng ngữ và vị ngữ.
==> Câu trả lời đầy đủ là: Ngày mai tớ đi làm.
2. Câu rút gọn vị ngữ
– Khái niệm:
Câu rút gọn vị ngữ là câu được rút gọn thành phần vị ngữ.
– Ví dụ minh họa:
An: Có những ai đi tham gia văn nghệ của trường nhỉ ?
Bình: Hà và Hoa.
=> Câu của Bình là câu đã rút gọn đi phần vị ngữ
==>Câu đầy đủ là: Hà và Hoa tham gia văn nghệ.
3. Câu rút gọn chủ ngữ và vị ngữ
– Khái niệm:
Câu rút gọn chủ ngữ và vị ngữ là những câu đã được rút gọn cả hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ trong giao tiếp.
– Ví dụ minh họa:
Thành hỏi chị gái: Bao giờ chị đến đón em ạ ?
Chị gái: Ngày mai
==> Câu trả lời của chị gái đã lược bỏ đi thành phần chủ ngữ và vị ngữ
==> Câu đầy đủ là: Ngay mai Chị đến đón em
Câu rút gọn có tác dụng gì ?
– Giúp câu văn trở nên ngắn gọn hon, xúc tích hơn nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin bạn muốn truyền đạt đến người đọc, người nghe.
– Tránh trường hợp bị lặp từ quá nhiều khiến câu văn trở nên lủng củng, mất đi độ hay, độ trôi chảy.
– Lược bỏ những chủ ngữ không cần thiết giúp câu bao hàm được ý một cách tổng quát hơn. Người nghe tiếp nhận được thông tin nhanh, chính xác.
– Ngụ ý về hành động, suy nghĩ trong câu là dùng chung cho tất cả mọi người nên bất kỳ ai đều có thể hiểu.
– Rút gọn câu còn giúp cho người nói nhấn mạnh vào ý quan trọng; khiến cho người nghe có thể tập trung vào nội dung chính nhiều hơn.
Cách rút gọn câu
– Khi rút gọn câu cần lưu ý những điều sau:
+) Tránh, không làm cho người đọc, người nghe hiểu sai ý nghĩa hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.
+) Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã, mang lại ấn tượng xấu cho người đọc, người nghe.
+) Tuỳ vào hoàn cảnh nói, mà xác định có hoặc không nên dùng câu rút gọn.
+) Không sử dụng bừa bãi câu rút gọn.
Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết ” Câu rút gọn là gì ? ” của chúng tôi. Hy vọng bài viết này sẽ đem đến cho bạn những thông tin hữu ích cho bạn !
Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi