Cảm nhận của em về bài thơ Xa ngắm thác núi Lư (“Vọng Lư sơn bộc bố”) của Lí Bạch
Lí Bạch là nhà thơ lãng mạn nổi tiếng đời Đường (Trung Quốc). Ông từng được mệnh danh là “thi tiên” bởi những vần thơ đẹp đẽ, kì vĩ. Và người đọc có lẽ đã bắt gặp cái “thần” của chất “tiên” trcng thơ ông khi đọc bài thơ Xa ngắm thác núi Lư tức “Xa vọng Lư sơn bộc bố”’.
Nguyên văn chữ Hán của bài thơ là:
Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên
Dao khan bộc bổ quải tiền xuyên
Phi Ịưu trực há tam thiên xích
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiển
Nghĩa là:
Nắng rọi Hường Lô khói tía bay
Xa trông dòng thác trước sông này
Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước
Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây.
Nắng rọi lên đỉnh núi chiếu lên làn hơi nước buổi sớm mai khiến sương khói ánh lên một màu tía bao phủ lấy dòng thác. Nguyên vãn chứ Hán “tử yên” có nghĩa là khói tím. Câu thơ vẽ nên một khung cảnh lung linh huyền ảo phảng phát màu huyền bí chôn thần tiên. Trong cái mơ màng của khói sương và màu sắc hiện lên hình ảnh một dòng thác mạnh mẽ, dữ dội:
“Dao khan bộc bổ quải tiền xuyên
Phi lưu trực há tam thiên xích”.
Nhà thơ dùng từ “quải” nghĩa là “treo” tạo nên một câu thơ đầy sức gợi: Dòng thác đổ từ trên xuống như tấm vải treo rủ từ trên xuống mềm mại và thật quyến rũ lòng người. Câu thơ lấy cái tĩnh của từ “quai” để tả cái động cùa dòng nước “phi lưu trực há” thật độc đáo. Từ “phi” có nghĩa là bay rất nhanh, râ’t mạnh. Dòng nước lao nhanh như bay từ trên xuống tung bụi nước trắng xóa: “bay thẳng xuống ba nghìn thước”. Vậy ra, dải lụa được “treo” giữa mây trời kia không hề mong manh, yếu đuôi chút nào. Ẩn sâu trong vẻ mềm mại ấy là một sự dữ dội đến kinh ngạc. Đến đây tác giả có cảm giác dòng thác là dải Ngân Hà tuột khỏi mây. Ngân Hà là dòng sông của trời, dòng sông sao tuyệt mĩ, nơi ấy tỉ tỉ ngôi sao đua nhau lấp lánh sáng! Điều mà tác giả “nghi thị” ngỡ là vô lí nhưng lại không hẳn vậy. Thác núi Lư bắt nguồn từ đỉnh Hương Lô sương khói thần tiên, vậy ngọn thác là đâu không thể thấy rõ, chỉ biết nó tuôn ra từ những áng khói tím mơ màng kì bí. Đỉnh Hương Lô là nơi “treo” giữ cái dòng thác lạ lùng ấy, nó có vẻ mềm mại của một dải lụa nhưng lại có cái dữ dội, phóng khoáng mang linh hồn của chốn đại ngàn rừng núi. Từ đỉnh núi, thác “bay thẳng xuống ba nghìn thước”. Lí Bạch đã dùng lối nói phóng đại để nhấn mạnh vẻ đẹp cua dòng thác. Vậy thì, điều mà nhà thơ “nghi thị” ngỡ rằng đó là dòng sông Ngân tuột khỏi mây mà rơi xuống hẳn cũng có lí lắm chứ! Ngôn ngữ cua “thi tiên” quả là điêu luyện.
Bằng tâm hồn hào phóng tự do, lòng yêu thiên nhiên và sự sáng tạo tuyệt vời, “thi tiên” Lí Bạch đã vẽ nên bức tranh cảnh dòng thác ở núi Hương Lô thật hùng vĩ và tuyệt đẹp!
Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi