Các nguyên lý của nhiệt động lực học I và II | Công thức, biểu thức

0

Contents

Các nguyên lý của nhiệt động lực học có những lý thuyết nào bạn cần nắm bắt. Hãy cùng donghanhchocuocsongtotdep tìm hiểu những kiến thức thú vị dưới đây nhé !

Tham khảo bài viết khác:

     Nguyên lí I của nhiệt động lực học

nguyen ly cua nhiet dong luc hoc 1

Độ biến thiên nội năng của vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được.

 ∆U = A + Q

Với quy ước về dấu của nhiệt lượng và công như sau :

  • Q > 0 : Vật nhận nhiệt lượng từ các vật khác.
  • Q < 0 : Vật truyền nhiệt lượng cho các vật khác.
  • A > 0 : Vật nhận công từ các vật khác.
  • A < 0 : Vật thực hiện công lên các vật khác.

nguyen ly cua nhiet dong luc hoc 2

    Nguyên lí II Nhiệt động lực học

Nguyên lý thứ hai của Nhiệt động lực học cho biết được chiều mà quá trình có thể hoặc không thể tự xảy ra.

     1. Cách phát biểu của Clau-đi-út

==> “Nhiệt không thể tự mình truyền từ một vật sang vật nóng hơn”.

– Mệnh đề đó được xem là một cách phát biểu của nguyên lí thứ hai của Nhiệt động lực học. Nó hoàn toàn không hề phủ nhận khả năng truyền nhiệt từ vật lạnh sang vật nóng, mà chỉ khẳng định là điều này không thể tự xảy ra được.

     2. Cách phát biểu của Cac-nô

Trong động cơ nhiệt thì chỉ có một phần nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy cung cấp được truyền cho môi trường bên ngoài. Nhà mệnh đề Các – nô đã khái quát hoá hiện tượng này trong mệnh đề

==> “Động cơ nhiệt không thể chuyển hoá tất cả nhiệt lượng nhận được thành công cơ học”.

      3. Động cơ nhiệt

– Mỗi động cơ nhiệt phải có ba bộ phận cơ bản: nguồn nóng; bộ phận phát động; nguồn lạnh.

– Nguồn nóng cung cấp nhiệt lượng Q1 cho bộ phận phát động để bộ phận này chuyển hóa một phần thành công A, phần còn lại là nhiệt lượng Q2 truyền cho nguồn lạnh.

hieu suat cua dong co nhiet

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi, hẹn gặp lại bạn ở bài viết tiếp theo nhé !

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment