Bình giảng đoạn Kim Trọng trở lại vườn Thuý (trích truyện Kiều của Nguyễn Du)

0

Kim Trọng trở lại vườn Thúy là một tiếng thơ đặc sắc được cất lên từ một nguồn cảm hứng sâu xa vào bậc nhất của hồn thơ Nguyễn Du: Nỗi đời dâu bể! Thực ra, nỗi đời dâu bể đã trở thành một ám ảnh da diết bao trùm lên toàn bộ đời thơ Nguyễn Du, thậm chí thành một nhãn quan thơ ca rất đặc trưng của nhà đại thi hào. Một đời người mà phải chứng kiến, phải nếm trải đến mấy phen “thay đổi sơn hà”, phải tận mắt nhìn thấy bao kiếp người như “tấm thân chiếc lá biết là về đâu”, Tố Như đã phải kêu lên: “Trải qua một cuộc bể dâu – Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. Không chỉ làm nên cái tình thần của kiệt tác Truyện Kiều, cảm hứng kia còn kết tình thành thơ chữ Hán, kết tình thành những câu thơ có sức khái quát về cả nhung kiếp người. Này là Đạm Tiên: “nửa chừng xuân thoắt gẫy cành thiên hương”, này là Thuý Kiều: “Khi sao phong gấm rủ là – Giờ sao tan tac như hoa giữa đường”, này là Tiểu Thanh – “Tây Hồ hoa uyển tận thành khư” (Hồ Tây cảnh đẹp hoá gò hoang)… Là một góc nhỏ bé, khiêm nhường, kín khuất giữa cõi đời ấy, nhưng vườn Thuý cũng là một ‘hoa uyển”, cũng chịu chung một thân phận như danh thắng Tây Hồ, cũng là nạn nhân của một cuộc bể dâu. Cho nên phong cảnh vươn Thuý chính là phong cảnh của “cõi người ta” thu nhỏ đó thôi! Trở về chốn cũ tìm lại người xưa thì cảnh cũ đã điêu tàn, người xưa đã vắng bóng. Tìm về vườn Thuý chỉ gặp một vườn hoang, tìm về địa chỉ của hạnh phức lứa đôi, hoá ra phải viếng một di chỉ của tình yêu đôi lứa. Cơn dâu bể đã tàn phá chốn này, đã huỷ hoại tất cà những ước mơ được nhen nhóm từ nẻo vườn này, đã chốn vào tất cà những kỷ niệm vốn in lên, cườm lên khắp cảnh vật nơi này. Kim Trong trở lại vườn Thuỷ là hoài cổ ư? Cũng phải! Nhưng có lẽ còn mót cái gi hơn thế nữa!

Với bốn câu mở đầu nghiêng về tự sự, đoạn thơ đã đưa ta theo chân Kim Trọng tới vườn xưa:

Từ ngày muôn dặm phu tang,

Nửa năm ở đất Liêu Dương lại nhà.

Vội sang vườn Thuý dò la,

Nhìn xem phong cảnh nay đà khác xưa.

Một chữ “vội” cho ta thấy “nửa năm ở đất Liêu Dương” của Kim Trọng đã dài hàng thế kỷ, nó khác nào thân phận một người phải đi dày biệt xứ. Chữ “dò la” thỉ mách cho ta biết tất cà sự nôn nóng và lo âu, thèm dược biết thống tin về người yêu sau ngần ấy thời gian biệt vô âm tín. Và cái ấn tượng chung đâ là lành ít, dữ nhiều – “phong cánh nay đà khác Xưa”.

Nhưng cảnh tượng vườn Thuý chỉ thực sự được khắc họa ở mười câu sau. Bước chân chàng Kim đi tới đâu, ánh nhìn chàng Kim hướng vào câu là lập tức những nét hoang phế điêu tàn hiện lên. Mỗi một. nét đều muốn mách bảo cho Kim Trọng một sự thực phủ phàng là sự sống của con người đã từ lâu phai lạt, người thân yêu đã từ lâu vắng bóng. Tất cả chỉ có sự ngự trị duy nhất của hoang vu tàn phế.

Đây chỉ là cái thân xác tàn tạ điêu linh của vườn Thuý ngày xưa dĩ nhiên, tín hiệu đầu tiên là sự xâm lăng, lan tràn của cỏ:

Đầy vườn cỏ mọc lau thưa.

Cỏ là sứ giả, là quân tiên phong của sự hoang hoá, tiêu trầm. Thay vì những lối đi được quét dọn, những khóm cây được xén tia, nhung vòm hoa được chăm sóc nâng niu. Bây giờ là sự tràn ngập của cỏ. Sự phong toà của cỏ. Trên cái nển um tùm tràn lan của cỏ, còn thấy phất phơ những ngọn lau. Lau đã lấn chiếm thì nghĩa là vườn đã bị bỏ hoang quá lâu rồi. Thực ra, mối quan tâm hàng đầu và sâu xa của Kim Trọng vẫn là con người. Cho nên nhỉn toàn cành thấy cái thẩn thái đã thuộc vế cỏ rồi, thì một sự nhạy cảm nào đó đã lập tức chuyển cái nhìn tim kiếm của Kim Trọng vào một đối tượng trực tiếp hơn, hi vọng thấy người nhiều hơn. Ấy là nhà. Nhưng nhà cũng thế, đã từ bao giờ nó hoang tàn, đổ nát:

Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời…

Sự thực đã bày ra nhờn tiền là con người đã từ lâu lắm không sống ở nơi này! Niềm hi vọng đã được trả lời bằng vô vọng.

Chàng vẫn tim kiếm người. Trong nhà kia không có nhưng biết đâu vẫn còn có trong vườn, khuất sau cây cỏ chăng? Nhưng mà không:

Trước sau nào thấy bóng người.

Chỉ sót lại một thống điệp trớ trêu:

Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.

Tất cả khu vườn đều âm u, chỉ một đốm sáng nhỏ nhoi duy nhất là hoa đào, nét mặt bao trùm của vườn Thuý là trầm lặng rầu rĩ, chỉ có một nụ cười hiếm hoi duy nhất là hoa đào, bao trùm lên khắp vườn là hình ảnh của hư vô, khấc sâu cảm giác mất, chỉ có một cái còn duy nhất chưa chịu bị hư vô hoá, ấy là hoa đào. Nó là tia hi vọng ư? Nó là niềm an ủi ư? Không! Chưa kịp an ủi, chưa kịp lạc quan thi hồn chàng Kim đã đau nhói rồi. Bởi hoa đào là tín hiệu của mùa xuân, của tình yêu. Nó là một thân nhân trung thành cố vượt qua băng hoại để chờ gặp cho được cố nhân, mà mách bảo tin dữ, mà kể lể, tiết lộ những biến cố phủ phàng? Nó cười trong gió đông ngạo nghễ với huỷ hoại tiêu điều hay nớ mỉm cười chế giễu sự chậm trễ của chàng Kim. Chao ôi! Cái nụ cười vừa vô tình, lại vừa đống cảm ấy, trong cái lúc này sao trớ trêu làm vậy! Với bóng hoa đào ấy, ngày xưa thơ họ đã khác vào tâm khảm cái hình ảnh thơ nâng vào bậc nhất của người tình:

Nhận diện đào hoa tương ánh hồng (Gương mặt người và hoa đào tỏa ánh hồng sang nhau).

Còn Kim Trọng cũng lưu giữ vào hồn mình những đường nét đẹp nhất của người yêu bên những khóm đào:

Dưới đào dường có bóng người thướt tha đã tháy kỷ vật thiêng liêng nhất của người minh yêu vương trên những nhánh đào:

Trên đào nhác thấy một cành kim thoa

Kỷ niệm thì khác nhau, còn kết cục đều phủ phàng trớ trêu như nhau Người xưa lưu lạc nơi nào, chỉ có hoa đào cứ bất chấp, cứ điềm nhiên cười trong gió. Chi bằng một chữ “năm ngoải” (thay vì chữ “y như cũ” – y cựu), Nguyễn Du đã gửi vào hoa đào cái tâm tình của một tình nhân Việt Nam. Nói khác đi, Nguyễn Du đã khiến cây đào cùa thơ Đường trổ hoa vào thơ Việt, hoà trong vườn đào Việt.

Chàng Kim vẫn không nguôi kiếm tìm. Không còn hi vọng thấy người, thì may chăng những kỷ niệm xưa vẫn còn được bào tồn, lưu giữ. Khoảng trời đã hoang phế, chim én đã làm tổ ở những đầu hiên, điểm nhiên bay liệng, mặt đất thỉ lan tràn những cỏ. Vậy là nhìn bao quát khắp vườn cũng gặp cỏ, nhìn vào nơi chỉ riêng những kỷ niệm lại cũng cỏ:

Sập sè én liệng rương không,

Cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày.

Nguyễn Tuân đã có những lời bình phẩm thật tài hoa đối với chữ “phong” tinh diệu này. Tác giả Vang bóng một thời với một, nếp trân trọng quá vâng, Hỏi cố, ưa chất chiu những dư âm và dư ảnh của những thời Tàn Đà cảm nhận chữ “phong” với một nghĩa hẹp là “niêm phong” – Rêu không nỡ xoá đi dấu giày của nàng Kiều, rêu mang trong nó tấm lòng Kim Trọng, nên đã cố gắng nâng niu che giữ cho chàng. Nhưng hiểu thế e rằng chưa chắc đã hợp với cái không khí hoang tàn, huỷ hoại chung ở đây. Có lẽ “phong” là phong toả là phong hoả mới ăn nhập với âm hưởng chung. Cả gai góc, cà cỏ, cả lau và cả rêu nữa đều đồng lòng vào hùa với nhau làm một việc thôi; ấy là xoá bỏ hủy hoại. Sứ mạng của chúng mà con tạo đà giao phó là biến “hoa uyển tận thành khư”, biến mảnh vườn tình ái của uyên ương mau chóng thành phế tích, thành di chỉ của tình yêu. Có hiểu thế mới hợp với thần thái của văn mạch, mới phù hợp với cảm xúc đau xót đang dày vò chàng Kim và mới án nhập với cái thân phận vốn bị đố kỵ phũ phàng của Thuý Kiều – “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” kia mà!

Trên cái mành vườn, cái lối đi mà gót sen của người bên từng “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” ấy, chàng Kim hẳn đã ghê người khi thấy:

Cuối tường gai góc mọc dày,

Đi về này những lối này năm xưa.

Chân bước trong thực tại, hiện tại, nhưng lòng đang sóng về quá khứ, đang chìm trong hoài niệm, chàng Kim thực đang chập chờn, mỗi bước đi như rơi về một cõi. Chàng hẳn sẽ rùng mình se lòng trong một thoáng nào đó thấy những gai góc của hiện tại như chợt xuyên vào gót chân son của quá khứ. Có lẽ vì thế mà hai chữ “này” lặp lại ở câu sau chất đầy đau xót, như muốn đay đả một ai đó, một lực lượng vô hình mù quáng nào đó, nhưng rói lại thành dày vò, dày xé chính lòng minh thôi!

“Đi về này những lối này năm xưa”.

Ta nghe thấy rõ có một cái gì trào dâng mà uất nghẹn!

Một mình trở lại vườn xưa để bị vây giữa hoang tàn và lặng ngát. Những gì liên quan đến sự sống con người thì đều đang phối pha, héo úa, tan rã: “song trăng quạnh quẽ”, “vách mưa. rã rời”, “nào thấy bóng người”, “chung quanh lặng ngắt như tờ”… Còn những gỉ thuộc về tự nhiên, về con tạo thì hoàn toàn tương phản, chúng lấn lướt, lan tràn: “đầy vườn cỏ mọc”, “hoa đào cười gió”, “cỏ lan mặt đất”, “rêu phong dấu giày”, “sập sè én liệng”, “gai góc mọc đầy”.v.v… Cái xu thế ấy đang muôn khoà lấp tất cả, chốn vùi tất cả. Lặng lẽ mà thách thức. Nó biến Kim Trọng thành kẻ chơ vơ lạc loài. Nó bất chấp nỗi đau dày vò Kim Trọng. Mà tưởng như, nó cũng đang muốn nhấn chìm chàng Kim vào giữa sự điêu tàn lặng ngắt ấy, muốn khuẩt phục nổt cái kẻ không chịu cam lòng này!

Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai?

Vô vọng, bế tắc! Khối tình kia đã nghẹn lại trong lòng!

Ngòi bút tà tình, tả cảnh của Nguyễn Du thật nhuần nhị Vườn Thuý vừa là một khách thể đối chọi với chù thể trữ tình là chàng Kim. vừa là chính tâm trạng của chàng Kim ấy là phong cảnh của tâm trạng. Nên tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này. Cành hoàn thiện đến đâu, tâm trạng cũng dâng lên những cung bậc cảm xúc đến đây. Hụt hẫng, tan vỡ, tuyệt vọng… lòng chàng Kim được nổi trong thiên nhiên, nói bằng thiên nhiên kín đáo mà thấm thía khốn cùng!

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment