Bình giảng bốn câu thơ trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: Người đi Châu Mộc chiều sương ấy / Có thấy hồn lau nẻo bến bờ / Có nhớ dáng người trên độc mộc / Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

0

Các ý chính:

1. Giới thiệu về tác giả và tác phẩm

– Quang Dũng là nghệ sĩ nhiều tài năng nhưng trước hết là nhà thơ, một nhà thơ tràn trề cảm hứng lãng mạn. Hồn thơ đôn hậu và rất mực hồn nhiên của Quang Dũng có khả năng cảm nhận và diễn tả một cách nhìn tinh tế, tài hoa vẻ đẹp của thiên nhiên, của tình người. Bài thơ Tây Tiến hết sức tiêu biểu cho hồn thơ Quang Dũng.

– Bài thơ ban đầu có nhan đề là Nhớ Tây Tiến, sau đổi là Tây Tiến. Như vậy, bài thơ là kí ức của Quang Dũng. Nhà thơ nhớ lại và ghi lại theo tình cảm của mình về những chặng đường đã trải qua, những kỉ niệm sâu sắc, những người bạn chiến đấu thân thiet của đoàn quân Tây Tiến.

2. Bình giảng đoạn thơ

– Sau cảm hứng tràn đầy về cuộc hành trình đầy gian khổ, tự hào của các chiến sĩ Tây Tiến, bài thơ gợi lại những kỉ niệm sâu sắc, một thời từng gắn bó với người lính Tây Tiến. Bên cạnh hình ảnh chan hòa màu sắc, âm thanh và rât tình tứ của “hội đuốc hoa” là cảnh sông nước Tây Bắc mênh mang, mờ ảo.

– Trong thơ có nói đến “dáng người trên độc mộc”. Đó là cái dáng đứng đẹp, hiên ngang, hùng dũng của chàng trai, cô gái hoặc người chiến sĩ Tây Tiến trên con thuyền độc mộc, lao trên sóng nước.

– Không gian dòng sông trong một buổi “chiều sương” thật lặng lờ, hoang dại. Trên dòng sông đậm màu sắc cổ tích, huyền thoại ay nổi bật “dáng người” khỏe mạnh, uyển chuyển. Và như hòa hợp với con người, những bông hoa rùng cũng “đong đưa” làm duyên trên dòng nước lũ.

– Ngòi bút tài hoa của Quang Dũng không tả mà chỉ gợi. Vậy mà cảnh vật thiên nhiên qua ngòi bút của ông như có hồn phảng phất trong giớ, trong cây (“Có thấy hồn lau nẻo bến bờ”).

Nhà thơ không chỉ làm hiển hiện lên trước mắt người đọc vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn gợi lên cái phần thiêng liêng của cảnh vật.

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment