Bài học rút ra từ bài thơ Ông Đồ của Vũ Đình Liên
Đề bài: Từ nội dung bài thơ “Ông đồ” ,em rút ra được những bài học gì trong cuộc sống? Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) nêu suy nghĩ của em về những bài học ấy.
Bài học 1
Từ nội dung của bài thơ ông đồ em rút ra được rằng trong xã hội hiện đại tiện nghi như hôm nay chúng ta đã quên mất đi những giá trị truyền thống khi xưa của ông cha ta. Những giá trị ấy là những gì tinh túy nhất , tâm huyết nhất và đặc biệt là những nét văn hóa chỉ có ở nước ta . Song nó đang dần bị bỏ quên theo năm tháng , bị phủ bụi thời gian mà không ai chú ý đến chúng cả.
Là thanh niên trong hội hiện đại và là những người nắm giữ chìa khóa tương lai của đất nước, ta cần phải học hỏi những điều tân tiến và những bước đi mới của hiện đại nhưng đồng thời ta cũng không quên đi việc ” uống nước nhớ nguồn ” mà ông cha ta đã dậy cho chúng ta nên đem những giá trị truyền thống ấy thổi vào nó những hơi thở hiện đại phù hợp với đương thời đặc biệt là để chúng không mai mọt theo thời gian mà còn tồn tại mãi mãi.
Bài học 2
Bài thơ ” Ông đồ” đã gợi cho em bài học sâu sắc về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong cuộc sống ngày nay. Trong bài thơ, hiện lên là hình ảnh ông đồ ở hai thời kì khác nhau, giữa quá khứ và hiện tại. Nếu như trước đây, ông được quý trọng, những nét chữ của ông được ” tấm tắc ngợi khen tài” bao nhiêu thì đến đây, ông lại bị người đời quay lưng, bị quên lãng.
Ông đồ chính là hình ảnh về một nếp văn hóa mang bản sắc của dân tộc, đó là tục xin chữ ngày Tết. Có thể nói, công cuộc đổi mới đã đem lại một sự khởi sắc rõ rệt cho nền kinh tế Việt Nam, nhưng bên cạnh đó, nó cũng đặt ra nhiều vấn đề đáng suy nghĩ, đặc biệt là về văn hóa. Sự giao lưu với các nền văn hoá bên ngoài đã giúp chúng ta tiếp nhận được nhiều thành tựu mới của văn hoá thế giới nhưng cũng mở đường cho nguy cơ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc.
Nguy cơ này đang lan tràn khắp mọi nơi, trong mọi tầng lớp nhân dân. Thực tế đã chứng tỏ, nếu chỉ chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt mà bỏ qua yếu tố văn hóa, nhất là văn hóa dân tộc sẽ dẫn đến hậu quả khó lường như băng hoại các giá trị tinh thần, phá huỷ các phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc… dẫn đến sự bất ổn sâu sắc trong xã hội. Cũng cần phải nhớ rằng ” Hòa nhập chứ không hòa tan”. Những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc vẫn nên được duy trì, phát huy. Để khi nhìn vào đó, ta thấy cả quá khứ một thời hiện về với những kí ức đẹp nhất.
Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi