Bài 7: Một số tính chất của đất trồng

0

Câu 1 trang 24 SGK Công nghệ 10

Thế nào là keo đất? Nêu cấu tạo của keo đất?

Trả lời:

_ Keo đất là những phần tử có kích thước khoảng dưới (1mu m), không hòa tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù ( trạng thái lơ lửng trong nước)

_ Cấu tạo của keo đất:

Mỗi hạt keo có một nhân. Lớp phần tử nằm phía ngoài của nhân phân li thành các ion và tạo ra các lớp ion quyết định điện. Nếu lớp này mang điện tích âm thì keo mang điện âm. Nếu lớp này mang điện tích dương thì keo mang điện dương. 

Phần ngoài lớp ion quyết định điện là lớp ion bù (gồm 2 lớp: lớp ion bất động và lớp ion khuyếch tán) mang điện trái dấu với lớp ion quyết định điện.


Câu 2 trang 24 SGK Công nghệ 10

Thế nào là khả năng hấp phụ của đất?

Trả lời:

Khả năng giữ lại các chất dinh dưỡng, các phần tử nhỏ như hạt limon, hạt sét,… hạn chế sự rửa trôi dưới tác động của nước mưa, nước tưới gọi là khả năng hấp phụ của đất.


Câu 3 trang 24 SGK Công nghệ 10

Thế nào là phản ứng của dung dịch đất? Nêu một số ví dụ có ý nghĩa thực tế của phản ứng dung dịch đất.

Trả lời:

Phản ứng của dung dịch đất chỉ tính chua, kiềm hoặc trung tính của đất, người ta dùng chỉ số pH để đánh giá độ chua của đất, pH là hệ số logarit nồng độ ion H+. pH = -log(H+)

pH càng nhỏ, độ chua càng lớn.

Nếu nồng độ ion [H+] = [OH] thì pH =7,   đất có phản ứng trung tính.

nếu [H+] > [OH] thì pH < 7 thì  đất có phản ứng chua

nếu [H+] < [OH] thì pH > 7 thì đất có phản ứng kiềm 

VD. 

– Phản ứng dung dịch đất gúp cây có thể hút được dung dịch đất, và giúp đất giữ được chất dinh dưỡng trong đất. Ví dụ như khi bón phân thì ta phải tưới nước để tạo dung dịch đất để cây hút được chất dinh dưỡng.

_ Dựa vào phản ứng của đất, người ta xác định được trị số pH của đất, từ đó có cách trồng cây, cải tạo đất phù hợp. Ví dụ như nếu biết là đất chua, muốn cải tạo để cho đất trung tính hoặc bớt chua người ta thường bón vôi bột.


Câu 4 trang 24 SGK Công nghệ 10

Thế nào là độ phì nhiêu của đất? Nêu một số biện pháp kĩ thuật làm tăng độ phì nhiêu của đất.

Trả lời:

– Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất cung cấp đồng thời và không ngừng nước, chất dinh dưỡng, không chứa các chất độc hại cho cây, bảo đảm cho cây đạt năng suất cao.

– Một số biện pháp làm tăng độ phì nhiêu của đất:

Phơi ải, nuôi bèo hoa dâu, làm phân xanh, làm thuỷ lợi…

Giaibaitap.me

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment