Bài 6: Thực hành: Đọc, phân tích lược đồ phân bố dân cư và các thành phố lớn của châu Á

0

Bài 1 trang 19 SGK Địa lí 8

Đọc hình 6.1 (SGK trang 20), nhận biết khu vực có mật độ dân số từ thấp đến cao và điền vào bảng theo mẫu (SGK trang 19) – Kết hợp với lược đồ tự nhiên châu Á và kiến thức đã học, giải thích.

Trả lời:

STT

Mật độ dân số trung bình

Nơi phân bố

Giải thích

1

Dưới 1 người/km2

Bắc LB. Nga, Tây Trung Quốc, A-rập Xê-út, I-rắc, I-ran, Ô-man, Áp-ga-ni- xtan, Pa-ki-xtan, một số nước ở Trung Á…

Khí hậu khắc nghiệt, lạnh giá, khô hạn; địa hình núi cao, hiểm trở, hoang mạc, đầm lầy; sông ngòi kém phát triển.

2

1 – 50 người/km2

Nam LB. Nga, Mông cổ, Băng-la-đét, một số nước vùng Đông Nam Á (Mi-an- ma, Thái Lan, Lào, Cam-pu- chia, Ma-lay-xi-a, Đông Ti- mo…), Đông Nam Thổ Nhĩ Kì, I-ran, Y-ê-men,..

Khí hậu ôn đới lục địa, cận nhiệt lục địa, nhiệt đới khô; nhiều đồi núi, cao nguyên; mạng lưới sông ngòi thưa thớt.

3

51 – 100 người/km2

Ven Địa Trung Hải, cao nguyên Đê-can (Ấn Độ), một số khu vực của In-đô- nê-xi-a, vùng giáp đồng

Khí hậu ôn đới, có mưa; đồi núi thấp; lưu vực các sông lớn.

 

 

bằng duyên hải phía đông Trung Quốc…

 

4

Trên 100 người/km:

Phần lớn lãnh thổ Nhật Bản, các đồng bằng ven biển phía đông Trung Quốc, ven biển Việt Nam, đồng bằng sông Hằng và vùng ven biển Ấn Độ, Xri Lan-ca, một sô” đảo và vùng ven biển In-đô-nê- xi-a, Phi-lip-pin…

Khí hậu ôn đới hải dương, nhiệt đới gió mùa; đồng bằng hạ lưu các sông lớn và đồng bằng ven biển, đất đai màu mỡ; mạng lưới sông ngòi dày đặc; được khai thác từ lâu đời, tập trung nhiều đỏ thị.

 


Bài 2 trang 19, 20 SGK Địa lí 8

Làm việc với hình 6.1 (SGK trang 20) và số liệu bảng 6.1 (SGK trang 15):

–     Đọc tên các thành phố lớn ở bảng 6.1 và tìm vị trí của chúng trên hình 6.1 (theo chữ cái đầu của tên thành phố ghi trên lược đồ).

–     Xác định vị trí và điền tên của các thành phố trong bảng 6.1 vào lược đồ tự in.

–     Cho biết các thành phố lớn của châu Á thường tập trung tại khu vực nào, vì sao lại có sự phân bố đó ?

Trả lời:

–     Đọc tên các thành phố lớn ở bảng 6.1 và tìm vị trí của chúng trcn hình 6.1 (theo chữ cái đầu của tên thành phô” ghi trên lược đồ).

–     Xác định vị trí và điền tên của các thành phố trong bảng 6.1 vào lược đồ tự in (dựa vào chữ cái đầu tên thành phố ghi trên lược đồ): T – Tô-ki-ô (Nhật Bản); B – Bắc Kinh, T – Thượng Hải (Trung Quốc); M – Ma-ni-la (Phi-líp-pin); H – Hồ Chí Minh (Việt Nam); B – Băng Cốc (Thái Lan); G – Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a); Đ – Đắc-ca (Băng-la-đét); C- Côn-ca-ta, M – Mum-bai, N – Niu Đê-li (Ấn Độ); C – Ca-ri-si (Pa-ki-xtan); T – Tê-hê-ran (I-ran); B – Bát-đa (I-rắc).

Các thành phố lớn của châu Á thường tập trung ở vùng ven biển, đồng bằng châu thổ, vì ở đây có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, có khí hậu ôn đới gió mùa hoặc nhiệt đới gió mùa

Giaibaitap.me

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment