Bài 49: Dân cư và kinh tế châu Đại Dương

0

(trang 147 sgk Địa Lí 7): – Qua bảng số liệu dưới đây, nhận xét về mật độ dân số và tỉ lệ dân thành thị ở một số quốc gia thuộc châu Đại Dương (năm 2001).

Tên nước Diện tích (nghìn km2) Dân số (triệu người) Mật độ dân số (người/km2) Tỉ lệ dân thành thị (%)
Toàn châu Đại Dương 8537 31 3,6 69
Pa-pua Niu Ghi-lê 463 5 10,8 15
Ô-xtrây-li-a 7741 19,4 2,5 85
Va-nu-a-tu 12 0,2 16,6 21
Niu Di-len 271 3,9 14,4 77

Trả lời:

– Mật độ dân số:trung bình toàn châu Đại Dương là 3,6 người/km2. Nước có mật độ dân số cao nhất: Va-nu-a-tu 16,6 người/km2, tiếp theo là Niu Di-len 14,4người/km2 , Pa-pua Niu Ghi-nê 10,8 người/km2 và thấp nhất là Ô-xtrây-li-a 2,5 người/km2 .

– Tỉ lệ dân thành thị của châu Đại Dương cao 69%, Ô-xtrây-li-a có tỉ lệ dân thành thị cao nhất 85%, tiếp theo là Niu Di-len (77%); thấp nhất là Pa-pua Niu Ghi-nê 15%.


(trang 148 sgk Địa Lí 7): – Dựa vào bảng số liệu thống kê, nhận xét trình độ phát triển kinh tế của một số quốc gia ở châu Đại Dương.

Để học tốt Địa Lý 7 | Giải bài tập Địa Lý 7

Trả lời:

Trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia thuộc châu Đại Dương rất không đều – Ô-xtrây-li-a là nước có trình độ phát triển kinh tế cao nhất (GDP/người rất cao 20337,5USD; trong cơ cấu thu nhập quốc dân, ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng rất cao 71%). Tiếp đến là nước Niu Di-len và thấp nhất là Pa-pua Niu Ghi-nê.


Bài 1 trang 150 sgk địa lí 7

Bài 1. Trình bày đặc điểm dân cư của châu Đại Dương.

Trả lời:

– Châu Đại Dương có mật độ dân số thấp (3,6 người/km2).
– Tỉ lệ dân số thành thị cao (chiếm 69% dân số), nhưng không đều giữa các quốc gia.
– Ở các quốc đảo, mật độ dân số cao hơn lục địa Ô-xtrây-li-a, nhưng tỉ lệ dân số thành thị ở các quốc đảo lại thấp hơn Ô-xtrây-li-a và Niu Di-lân.


Bài 2: Nêu khác biệt về kinh tế của Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len với các quốc đảo còn lại trong châu Đại Dương.

Trả lời:

– Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len: nền kinh tế phát triển.

+ Thu nhập bình quân đầu người cao (Ồ-xtrây-li-a: 20.337,5 USD; Niu Di-len: 13.026,7 USD).

+ Nổi tiếng về xuất khẩu: lúa mì, len, thịt bò, thịt cừu, sản phẩm từ sữa,…

+ Các ngành công nghiệp khai khoáng, chế tạo máy và phụ tùng điện tử, chế biến thực phẩm,… rất phát triển.

– Các quốc đảo còn lại: đều là những nước đang phát triển.

+ Kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu.

+ Các mặt hàng xuất khẩu chính: khoáng sản (phốt phát, dầu mỏ, khí đốt, vàng, than đá, sắt,…), nông sản (cùi dừa khô, ca cao, cà phê, chuối, vani,…), hải sản (cá ngừ, cá mập, ngọc trai,…), gỗ.

+ Trong công nghiệp, chế biến thực phẩm là ngành phát triển nhất.

Giaibaitap.me

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment