Bài 3: Tiết kiệm – SBT
Lời khuyên của bố Thước có phải là lời khuyên về tiết kiệm không ? Vì sao ?
Trả lời:
Lời khuyên của bố Thước là lời khuyên về tiết kiệm. Khi bạn Thước xé sách giáo khoa vẫn còn dùng được để làm diều. Việc làm này là không tiết kiệm. Vì sách giáo khoa cũ này có thể chuyển đến cho các bạn vùng sâu, vùng xa sử dụng được. Phải biết tiết kiệm từ những điều nhỏ nhặt nhất. Lời khuyên của bố Thước là bài học sâu sắc về tiết kiệm mà Thước và các bạn cần học tập theo.
Bài tập 1 trang 11 Sách bài tập (SBT) GDCD 6
Bài tập 1: Em hiểu thế nào là tiết kiệm ? Nêu ví dụ.
Trả lời
Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lý, đúng mức:
– Của cải vật chất.
– Thời gian.
– Sức lực
Bài tập 2 trang 11 Sách bài tập (SBT) GDCD 6
Bài tập 2:Hãy phân biệt tiết kiệm với hà tiện, tiết kiệm với xa hoa, lãng phí?
Trả lời
– Hà tiện, keo kiệt là sử dụng của cải, tiền bạc một cách hạn chế quá đáng, dưới mức cần thiết.
– Xa hoa, lãng phí là tiêu phí của cải, tiền bạc, sức lực, thời gian quá mức cần thiết
Bài tập 3 trang 12 Sách bài tập (SBT) GDCD 6
Bài tập 3: Tiết kiệm đem lại lợi ích gì cho bản thân, gia đình và xã hội ?
Trả lời
Về đạo đức : Đây là một phẩm chất tốt đẹp , thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của mình và của xã hội, quý trọng mồ hôi, công sức, trí tuệ của cn người.
– Về kinh tế : Tiết kiệm giúp ta tích luỹ vốn để phát triển gia đình, kinh tế đất nước .
– Về văn hoá : Tiết kiệm thể hiện lối sống có văn hóa.
Bài 4,5,6,7 trang 12 Sách bài tập (SBT) GDCD 6
Bài tập 4: Hành vi nào sau đây thể hiện tính tiết kiệm ?
A. Mua sắm quần áo hàng hiệu
B. Giữ gìn đồ dùng học tập cẩn thận
C. Lên mạng tán gẫu cả ngày
D. Ghi bài của hai môn vào chung một quyển vở
Bài tập 5: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về tiết kiệm ?
A. Tiết kiệm thể hiện đạo đức của con người.
B.Tiết kiệm làm cho con người trở nên bủn xỉn.
C. Chi tiết kiệm tài sản của mình còn của công thì dùng thoải mái.
D. Kinh tế bây giờ phát triển cao nên không cần phải tiết kiệm nữa.
Bài tập 6: Câu tục ngữ nào sau đây không nói về tiết kiệm ?
A. Tích tiểu thành đại
B. Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm
C. Một người lo bằng kho người làm
D. Ăn ít chắt chiu hơn nhiều ăn phí
Bài tập 7: Trong những câu sau, câu nào nói không đúng về ý nghĩa của tiết kiệm ?
A.Tiết kiệm là một nét đẹp trong hành vi của con người.
B.Tiết kiệm đem lại ý nghĩa to lớn về kinh tế.
C.Người tiết kiệm là người biết chia sẻ, vì lợi ích chung.
D. Tiết kiệm làm cho con người chỉ biết thu vén cho bán thân
Trả lời:
Câu | Đáp án |
Câu 4 | B |
Câu 5 | A |
Câu 6 | C |
Câu 7 | D |
Bài tập 8 trang 12 Sách bài tập (SBT) GDCD 6
Bài tập 8:Tuy mới học lớp 6 nhưng Nam đã đòi cha mẹ mua sắm cho nhiều đồ dùng đắt tiền như máy nghe nhạc MP3, máy ảnh kĩ thuật số và cả điện thoại di động để mong mình trở nên sành điệu trước mắt bạn bè. Từ khi có những đồ dùng đó, Nam chỉ ham mê nghe nhạc, nhắn tin… mà sao nhãng học tập.
Câu Hỏi
Em nhận xét như thế nào về biểu hiện của Nam ?
Trả lời
Nam có những biểu hiện của người không biết sống tiết kiệm. Là học sinh lớp 6 thì nên tập trung học tập hơn là chú ý mua sắm những đồ dùng đắt tiền. Ngay cả khi gia đình có điều kiện cũng không nên làm như vậy.
Bài tập 9 trang 13 Sách bài tập (SBT) GDCD 6
Bài tập 9:Xử lí tình huống
Tùng ! Tùng ! Tùng !
Tiếng trống báo hết giờ học vang lên, cả lớp ùa ra như đàn chim sổ lồng. Bỗng Mai kéo Bích lại:
– Lớp mình chưa tắt điện và quạt kìa, Bích chờ mình lên tắt nhé !
– Hôm nay có phải phiên cậu trực nhật đâu mà cậu tắt, đấy là việc của Hùng cơ mà, bạn ấy quên tắt điện thì thôi, mai đỡ phải bật. Mà điện của trường là miễn phí cứ dùng thoải mái đi, giờ mình về, hơi sức đâu mà leo lên tận tầng 3 được.
Mai…
Câu hỏi
Em có nhận xét gì về suy nghĩ và biểu hiện của Mai và Bích ?
Trả lời
– Mai có suy nghĩ và biểu hiện đúng về tiết kiệm điện của trường. Dù không phải phiên trực nhật của mình nhưng Mai đã thể hiện trách nhiệm, đồng thời coi tiết kiệm điện cho trường cũng như tiết kiệm ở nhà mình.
– Bích có suy nghĩ và biểu hiện không đúng vể ý thức tiết kiệm điện của trường, đồng thời có biểu hiện thiếu trách nhiệm trước công việc của tập thể
Bài tập 10 trang 13 Sách bài tập (SBT) GDCD 6
Bài tập 10: Sáng thứ hai đầu tuần, sau nghi lễ chào cờ, cô Tổng phụ trách Đội lên phát động phong trào ủng hộ các bạn học sinh nghèo. Theo kế hoạch giao ban họp tuần trước thì mỗi đội viên ủng hộ 2000 đồng.
Cô vừa dứt lời thì Lan đã quay sang Quỳnh :
– Lại ủng hộ kìa ! Mình tiết kiệm từng đồng mà cứ ủng hộ thế này thì chết. Đồng phục của mình cũ và sờn hết rồi mình còn chưa mua vội nhé. Phải tiết kiệm chứ ! Chờ rách hẳn đã, mình học tập tinh thần tiết kiệm là hàng đầu đấy.
Câu hỏi :
Theo em, bạn Lan hiểu tiết kiệm như vậy có đúng không ? Việc làm của Lan cho thấy bạn có phải là người biết tiết kiệm không ?
Trả lời
Bạn Lan hiểu không đúng về tiết kiệm và lại thiếu tấm lòng giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn. Lại còn phải chờ đồng phục rách hẳn mới mua thì không phải là tiết kiệm nữa rồi.
Bài tập 11 trang 13 Sách bài tập (SBT) GDCD 6
Bài tập 11: Em có suy nghĩ gì về phong trào “Kế hoạch nhỏ” của liên đội trường em ?
Trả lời
Kế hoạch nhỏ của liên đội trường em giúp cho chúng em có tính tiết kiệm hơn. Từ khi tham gia “Kế hoạch nhỏ em nhận ra được nhiều điều: cần phải tiết kiệm các nguồn tài nguyên của đất nước, của trường học, phải dùng tiết kiệm đồ dùng của mình, không được lãng phí, xa hoa
Bài tập 12 trang 13 Sách bài tập (SBT) GDCD 6
Bài tập 12: Gia đình em đã thực hiện tiết kiệm điện và nước như thế nào ?
Trả lời
– Khi không dùng đến điện em thường xuyên tắt công tắc
– Nước chỉ vặn vừa đủ dùng, không chan chứa làm tràn nước ra bên ngoài.
– Tiết kiệm các nguồn nước sạch còn dùng được để tưới rau ngoài vườn
Em rút ra được bài học gì cho bản thân ?
Trả lời:
Qua câu truyện của bạn Thước, em học được nhiều hơn về tính tiết kiệm. Tiết kiệm không những giúp ích được cho chính bản thân mà còn giúp ích cả cho người khác nữa. Còn nhiều những bạn có hoàn cảnh khó khăn không có sách đến trường, chúng ta phải biết tiết kiệm những quyển sách ấy: không được xé, vẽ bậy lên sách, giữ gìn sách sạch sẽ và nộp cho cô giáo chủ nhiệm.
Giaibaitap.me
Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi