Bài 29: Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp – SBT
Bài 1 trang 85 Sách bài tập (SBT) Địa lý 12
Cho bảng số liệu sau:
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Ở NƯỚC TA
(Đơn vị: nghìn tỉ đồng)
Thành phần |
Năm 2000 |
Năm 2010 |
Nhà nước |
114.8 |
532.2 |
Ngoài nhà nước |
82.5 |
1149.5 |
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài |
138.8 |
1245.5 |
Tổng |
336.1 |
2927.2 |
a) Tính cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta qua 2 năm 2000, 2010 và điền vào bảng dưới đây:
b) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta qua hai năm trên
c) Rút ra nhận xét và giải thích về sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta
Trả lời:
a) CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Ở NƯỚC TA
(Đơn vị: %)
Thành phần |
Năm 2000 |
Năm 2010 |
Nhà nước |
34.2 |
18.2 |
Ngoài nhà nước |
24.5 |
39.3 |
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài |
41.3 |
42.5 |
Tổng |
100 |
100 |
b) Biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta qua hai năm 2000,2010
c) Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 2000 đến năm 2010 có sự chuyển dịch:
– Khu vực nhà nước xu hướng ngày càng giảm: 2000 lớn nhất 34.2%, năm 2010 còn 18.2%
– Khu vực ngoài nhà nước tăng khá nhanh: 2000 chiếm 24.5% thấp nhất, 2010 39.3% (tăng 14.8%)
-Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh: 2000 chiếm 41.3%, năm 2010 là 42.5% chiếm tỉ trọng cao nhất
=> Chuyển dịch phù hợp cơ chế kinh tế thị trường
* Giải thích:
– Do chính sách đa dạng hóa các thành phần kinh tế
– Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài .
– Chú trọng phát triển công nghiệp.
Bài 2 trang 86 Sách bài tập (SBT) Địa lý 12
Cho bảng số liệu sau:
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO CÁC VÙNG Ở NƯỚC TA
(Đơn vị: tỉ đồng)
Vùng |
Năm 2000 |
Năm 2009 |
CẢ NƯỚC |
336100.3 |
2298086.6 |
Trung du và miền núi Bắc Bộ |
15988.0 |
126839.2 |
Đồng bằng sông Hồng |
57683.4 |
489644.1 |
Bắc Trung Bộ |
8414.9 |
50526.1 |
Duyên hải Nam Trung Bộ |
15959.6 |
114638.2 |
Tây Nguyên |
3100.2 |
17889.2 |
Đông Nam Bộ |
184141.3 |
1199505.6 |
Đồng Bằng sông Cửu Long |
35463.4 |
229 287.5 |
Không xác định |
15349.5 |
69736.7 |
a) Tính cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo các vùng của nước ta qua hai năm 2000, 2009 và điền vào bảng dưới đây
b) Từ bảng số liệu trên hãy trình bày:
– Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp của nước ta
– Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ
c) Giải thích
– Tại sao Đông Nam Bộ là vùng có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước?
– Tại sao vùng Tây Nguyên có giá trị sản xuất công nghiệp thấp nhất cả nước
Trả lời:
a) Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo các vùng của nước ta qua hai năm 2000, 2009
(Đơn vị:%)
Vùng |
Năm 2000 |
Năm 2009 |
CẢ NƯỚC |
100 |
100 |
Trung du và miền núi Bắc Bộ |
4.8 |
5.5 |
Đồng bằng sông Hồng |
17.2 |
21.3 |
Bắc Trung Bộ |
2.5 |
2.2 |
Duyên hải Nam Trung Bộ |
4.7 |
5.0 |
Tây Nguyên |
0.9 |
0.8 |
Đông Nam Bộ |
54.8 |
52.2 |
Đồng Bằng sông Cửu Long |
10.6 |
10.0 |
Không xác định |
4.5 |
3.0 |
b)
– Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp của nước ta:
*Các khu vực có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ cao:
– Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận:
Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp tỏa theo các hướng với các trung tâm công nghiệp có chuyên môn hóa khác nhau:
+Hải Phòng- Hạ Long- Cẩm Phả ( cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng)
+ Đáp Cầu- Bắc Giang (vật liệu xây dựng phân hóa học)
+ Đông Anh-Thái Nguyên (Cơ khí luyện kim)
+ Việt Trì- Lâm Thao (Hóa chất, giấy)
+Hòa Bình- Sơn La (Thủy điện)
+Nam Định-Ninh Bình-Thanh Hóa (dệt may, điện, vật liệu xây dựng)
– Đông Nam Bộ và vùng phụ cận
+ Hình thành dải công nghiệp tỏa đi từ TP Hồ Chí Minh
+ Có nhiều trung tâm lớn, trong đó nổi lên là TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một
* Duyên hải miền Trung với sự tập trung công nghiệp theo lãnh thổ ở mức trung bình:
Ngoài Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp quan trọng còn có một số trung tâm khác như Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang…
* Các khu vực còn lại (Tây Bắc, Tây Nguyên…) với sự tập trung công nghiệp theo lãnh thổ ở mức độ thấp.
– Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ:
* Bắc Bộ:
+ Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước.
+ Từ Hà Nội, tỏa ra các hướng với các trung tâm công nghiệp: Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả, Đáp Cầu – Bắc Giang, Đông Anh – Thái Nguyên, Việt Trì – Lâm Thao, Hòa Bình – Sơn La, Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hóa.
* Nam Bộ:
+ Hình thành một dải công nghiệp, trong đó có các trung tâm hàng đầu của đất nước như TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.
+ Hướng chuyên môn hóa đa dạng, có một vài ngành non trẻ, nhưng phát triển nhanh.
* Duyên hải miền Trung: Có các trung tâm như Đà Nẵng, Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang.
* Những khu vực còn lại, nhất là vùng núi, công nghiệp phát triển chậm, phân bố phân tán, rời rạc.
c) – Đông Nam Bộ là vùng có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước do:
Do Đông Nam Bộ là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp hơn hảng những vùng khác.
Vị trí tiếp giáp với đồng bằng sông Cửu Long (vựa lúa lớn), duyên hải Nam trung bộ (phát triển tập trung kinh tế biển), Tây Nguyên (phát triển Lâm nghiệp, thủy điện, cây công nghiệp)=> Nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp. Bên cạnh đó, 3 vùng kinh tế trên và Campuchia cũng là thị trường tiêu thụ lớn của các sản phẩm công nghiệp
+ Lao động dồi dào, trình độ chuyên môn của lao động cao
+ Cơ sở hạ tầng hiện đại
+ Chính sách phát triển công nghiệp phù hợp
+ Thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài
– Tây Nguyên có giá trị sản xuất công nghiệp thấp nhất cả nước do:
+Vị trí địa lý không thuận lợi
+ Nguồn nhân lực không dồi dào
Giaibaitap.me
Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi