Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

0

Câu hỏi 1- (Mục I Bài học 2- sgk trang 11) Lịch sử 8

Xã hội Pháp trước cách mạng phân ra những đẳng cấp nào?

Hướng dẫn giải:

Xã hội Pháp trước cách mạng phân ra những đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc, Đẳng cấp thứ ba


Câu hỏi 2 – (Mục I Bài học 2 – SGK Trang 11) Lịch sử 8

Quan sát hình 5, hãy miêu tả tình cảnh của người nông dân trong xã hội Pháp thời bấy giờ?

Hướng dẫn giải:

hình ảnh 5, miêu tả  người nông dân trong tình cảnh một cổ hai chòng. Đẳng cấp thứ ba gồm nhiều giai cấp, phần đông là nông dân- giai cấp nghèo khổ nhất vì không có ruộng đất, bị nhiều tầng lớp áp bức bóc lột.


Câu hỏi 1 – (Mục II Bài học 2 – SGK Trang 12) Lịch sử 8

Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế thể hiện ở những điểm nào?

Hướng dẫn giải:

Vua Lu-i XVI lên ngôi năm 1774, chế độ phong kiến ngày càng suy yếu. Do số nợ Nhà nước vay của tư sản không thể trả được (đến năm 1789 lên tới 5 tỉ livrơ(1)) nên nhà vua phải thu nhiều thuế. Công, thương nghiệp đình đốn làm nhiều công nhân và thợ thủ công thất nghiệp.
Tình hình này đã thôi thúc nhân dân đấu tranh mạnh mẽ chống chế độ phong kiến. Năm 1788, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi, riêng mùa xuân năm 1789 đã có hàng trăm cuộc nổi dậy của nông dân và bình dân thành thị.


(trang 11 sgk Lịch Sử 8): – Dựa vào những đoạn trích ngắn (SGK, trang 11) em hãy nêu một vài điểm chủ yếu trong tư tưởng của Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô.

Trả lời:

– Mông-te-xki-ơ và Rút-xô nói về quyền tự do của con người và việc đảm bảo quyền tự do.

– Vôn-te thể hiện quyết tâm đánh đổ bọn phong kiến thống trị (thể hiện sự dối trá) và tăng lữ “bọn đê tiện”.


Câu hỏi 2 – (Mục II Bài học 2 – SGK Trang 12 ) Lịch sử 8

Vì sao  cách mạng nổ ra?

Hướng dẫn giải:

+ Do ăn chơi xa xỉ, vua Lu-i XVI phải vay của tư sản 5 tỉ livrơ. Số tiền nợ này vua không có khả năng trả nên đã liên tiếp tăng thuế. Màu thuẫn giữa các tầng lớp nhãn dàn với chế độ phong kiến vì thế càng trởnên sâu sắc.
+ Ngày 5 – 5 – 1789, Lu-i XVI lại triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp để tăng thuế. Đại diện của Đẳng cấp thứ ba kịch liệt phản đối và họ đã tự họp Hội đồng dân tộc, tuyên bố Quốc hội lập hiến, tự soạn thảo Hiến pháp, thông qua đạo luật mới về tài chính. Nhà vua và quý tộc dùng quân đội để uy hiếp.


Câu hỏi 3 (Mục II Bài học 2 -SGK Trang 13 )Lịch sử 8

Những nguyên nhân nào dẫn tới Cách mạng tư sản Pháp ?

Hướng dẫn giải:

Sự sụp đổ của chế độ cũ (Ancien Régime) ở Pháp có thể xuất phát một phần từ bộ máy điều khiển. Nhóm quý tộc đã phải đối mặt với tham vọng đang tăng cao của con buôn, thương gia hay những nông dân giàu có, những người đã liên minh với những nông dân bị đói, công nhân ăn lương và trí thức chịu ảnh hưởng bởi những ý tưởng của các nhà triết học Khai sáng. Khi cuộc cách mạng được tiến hành, sức mạnh phân cấp từ chế độ quân chủ đại diện nhiều cơ quan chính trị, như hội đồng lập pháp, những mâu thuẫn giữa nhóm tiền cộng hòa là đồng minh đã trở thành nguồn gốc cho một mối bất hòa to tát cùng những cuộc đổ máu sau này.

Số lượng người Pháp thấm nhuần tư tưởng “bình đẳng” và “tự do cá nhân” như trình bày của Voltaire, Denis Diderot, Turgot, và các triết gia khác và các nhà lý thuyết xã hội của thời Khai sáng ngày càng tăng. Cách mạng Mỹ đã chứng minh rằng điều này thực sự chính đáng cho những ý tưởng giác ngộ về việc làm thế nào một chính phủ nên được tổ chức thực sự có thể được đưa vào thực tế.[1] Một số nhà ngoại giao Mỹ, như Benjamin Franklin và Thomas Jefferson, đã từng sống tại Paris, nơi họ đã kết giao với những tầng lớp trí thức tự do Pháp. Hơn nữa, liên hệ giữa Hoa Kỳ và quân đội Pháp trong cuộc cách mạng, những người từng là lính đánh thuê chống Anh ở Bắc Mỹ đã giúp truyền bá lý tưởng cách mạng cho người dân Pháp. Sau một thời gian, nhiều người Pháp bắt đầu lao vào tính chất phi dân chủ trong chính quyền riêng của mình thúc đẩy tự do ngôn luận, thách thức Giáo hội Công giáo Rôma, và chê bai những đặc quyền của quý tộc.

Chế độ chuyên chế sáng suốt có thể được dẫn chứng bằng đường lối cai trị của vua Louis XIV tại nước Pháp hay của Pyotr Đại đế tại nước Nga. Vào thời đại chuyên chế này, các nhà cai trị đã khai quang các vùng đất sình lầy, mở mang đường lộ, xây dựng cầu cống, đặt ra luật lệ, dẹp bớt các quyền tự trị địa phương, giới hạn tính độc lập của nhà thờ và giới quý tộc đồng thời đào tạo ra một tầng lớp viên chức thuộc quyền chính phủ trung ương. Nhà vua vào thời kỳ này đã mang tính chất thế tục, không tự cho rằng quyền hành là do “Thiên Mệnh” và chịu trách nhiệm cai trị thần dân thay “Trời”.Nhà vua đã xác nhận quyền hành của mình do sự hữu ích của ngai vàng đối với xã hội và cũng vì thế, Đại Đế Friedrich II nước Phổ đã tự gọi mình là “người công bộc bậc nhất của quốc gia”. Tính cách của chế độ chuyên chế sáng suốt đã thể hiện rõ tại các nước Pháp, Áo, Phổ, Nga, Tây Ban Nha, Đan Mạch cùng nhiều quốc gia châu Âu khác.

Cuộc cách mạng không phải tuy do một sự kiện duy nhất gây nên, nhưng một loạt các sự kiện liên quan, đã khiến các tổ chức quyền lực chính trị, bản chất của xã hội, và tập thể dục tự do cá nhân không thể phục hồi.


Câu hỏi 4 – (Mục II Bài 2 – SGK Trang 13) Lịch sử 8

Cách mạng tư sản Pháp 1789 bắt đầu như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Hội nghị ba đẳng cấp do nhà vua triệu tập khai mạc ngày 5 – 5 – 1789 tại Cung điện Véc-xai, với sự tham dự của các đại biểu thuộc ba đẳng cấp.
Hội nghị diễn ra căng thẳng vì đại biểu Quý tộc và Tăng lữ ủng hộ nhà vua tăng thuế, còn đại biểu Đẳng cấp thứ ba kịch liệt phản đối chủ trương này.
Ngày 17-6. các đại biểu Đẳng cấp thứ ba tự họp thành Hội đồng dân tộc. sau đó tuyên bố là Quốc hội lập hiến, có quyền soạn thảo Hiến pháp, thông qua các đạo luật về tài chính. Nhà vua và quý tộc dùng quân đội để uy hiệp Quốc hội.
Quần chúng lao động và những người tư sản cách mạng tự vũ trang chống lại nhà vua. Phần lớn binh lính cũng đứng về phía nhân dân.
Ngày 14 – 7, quần chúng được vũ trang kéo đến tấn công chiếm pháo đài – nhà tù Ba-xti ; sau đó lần lượt làm chủ hầu hết các cơ quan và vị trí quan trọng trong thành phố.
Cuộc tấn công pháo đài – nhà tù Ba-xti đã mở đầu cho thắng lợi của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.


Câu hỏi 1 – (Mục III Bài 2 – SGK Trang 14)Lịch sử 8

Nhân dân pháp đã hành động như thế nào khi “Tổ quốc lâm nguy”? Kết quả ra sao?

Hướng dẫn giải:

Trước tình hình ‘Tổ quốc lâm nguy”, ngày 10 – 8 – 1792, nhân dân Pa-ri cùng quân tình nguyện các địa phương đứng lên lật đổ sự thống trị của phái Lập hiến, đồng thời xóa bỏ chế độ phong kiến.


Câu hỏi 2 – (Mục III Bài 2 – SGK Trang 15)Lịch sử 8

Trình bày diễn biến chiến sự trên đất Pháp vào những năm 1792-1793?

Hướng dẫn giải:

+ Giai đoạn phái Gi-rông-đanh tiếp tục làm cách mạng, lật đổ phái Lập hiến và thiết lập nền cộng hòa (từ ngày 21 – 9 – 1792 đến ngày 2 – 6 – 1793).
• Sau khi lật đổ phái Lập hiến và xóa bỏ chế độ phong kiến, phái Gi-rông-đanh bầu ra Quốc hội mới, thiết lập nền cộng hòa. Ngày 21 – 1 – 1793, vua Lu-i XVI bị xử tử vì tội phản quốc.
• Mùa xuân năm 1793. quân Anh cùng quân đội các nước phong kiến châu Âu tấn công nước Pháp. Bọn phản động trong nước cũng nổi dậy. Trong khi đó, phái Gi-rông-đanh không lo chống ngoại xâm và nội phản, chỉ lo củng cố quyền lực.
• Ngày 2 — 6 – 1793, dưới sự lãnh đạo của phái Gia-cô-banh, đứng đầu là Rô-be-spie, quần chúng nhân dân đã lật đổ phái Gi-rông-đanh.


(trang 13 sgk Lịch Sử 8): – Các nhà tư tưởng tiến bộ Pháp vào thế kỉ XVIII đã đóng góp gì trong việc chuẩn bị cho cuộc cách mạng?

Trả lời:

Các nhà tư tưởng đã thức tỉnh mọi người đứng dậy đấu tranh và chuẩn bị cho cuộc cách mạng bùng nổ.


(trang 13 sgk Lịch Sử 8): – Qua những điều trong “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” (SGK, trang 13), em có nhận xét gì về “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền”?

Trả lời:

– Mặt tiến bộ: Tuyên ngôn đề cao vấn đề quyền tự do, bình đẳng của con người.

– Mặt hạn chế: Tuyên ngôn chỉ phục vụ quyền lợi cho giai cấp tư sản, quần chúng nhân dân không được hưởng quyền lợi gì.


Câu hỏi 3 – (Mục III Bài 2 – SGK Trang 15)Lịch sử 8

Vì sao nhân dân Pa-ri phải lật đổ phái Gi- rông- đanh?

Hướng dẫn giải:

 Mùa xuân năm 1793. quân Anh cùng quân đội các nước phong kiến châu Âu tấn công nước Pháp. Bọn phản động trong nước cũng nổi dậy. Trong khi đó, phái Gi-rông-đanh không lo chống ngoại xâm và nội phản, chỉ lo củng cố quyền lực.
• Ngày 2 — 6 – 1793, dưới sự lãnh đạo của phái Gia-cô-banh, đứng đầu là Rô-be-spie, quần chúng nhân dân đã lật đổ phái Gi-rông-đanh.


Câu hỏi 4- (Mục II Bài 2 – SGK Trang 16) Lịch sử 8

Nêu một vài phẩm chất tốt đẹp của Rô-be-spie?

Hướng dẫn giải:

Ma-xi-liêng đơ Rô-be-spie là một luật sư trẻ tuổi, đại biểu Quốc hội, có tài hùng biện. Trong Quốc hội, ông tích cực bảo vệ quyền lợi của nhân dân. Rô-be-spie trở thành lãnh tụ xuất sắc của phái Gia-cô-banh và nổi tiếng là “Con người không thể bị mua chuộc”.


Câu hỏi 5 – (Mục III Bài 2 – SGK Trang 17)Lịch sử 8

Em có nhận xét gì về các biện pháp của chính quyền Gia- cô- banh?

Hướng dẫn giải:

• Sau khi lật đổ phái Gi-rông-đanh, phái Gia-cô-banh được sự ủng hộ của nhân dân lên nắm chính quyền, thiết lập nền chuyên chính dân chủ do Rô-be-spie đứng đầu. Chính quyền cách mạng đã thi hành nhiều biện pháp quan trọng để trừng trị bọn phản cách mạng, giải quyết những yêu cầu của nhân dân, như : xóa bỏ mọi nghĩa vụ của nông dân đối với phong kiến, chia ruộng đất cho nông dân, quy định giá các mặt hàng bán cho dân nghèo,…
• Phái Gia-cô-banh cũng ban hành lệnh tổng động viên, xây dựng đội quân cách mạng hùng mạnh, nhờ đó đã đánh bại bọn ngoại xâm và nội phản.


Câu hỏi 6 – (Mục III Bài 2 – SGK Trang 17) Lịch sử 8

Vì sao sau năm 1794, Cách mạng tư sản Pháp không thể tiếp tục phát triển?

Hướng dẫn giải:

Do nội bộ bị chia rẽ. nhân dân lại không ủng hộ như trước nên phản tư sản phản cách mạng đã tiến hành đảo chính, bất Rô-be-spie để xử tử (27 – 7 – 1794).


Câu hỏi 7 – (Mục III Bài 2 – SGK Trang 17)Lịch sử 8

Dựa vào đoạn trích trên, em hãy nêu nhận xét về các cuộc cách mạng Mĩ và Pháp trong thế kỉ XVIII?

Hướng dẫn giải:

Cách mạng tư sản Pháp và Mĩ cuối thế kl XVIII được coi là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, nhưng nó vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ quyền lợi cho nhân dân, vẫn không hoàn toàn xóa bỏ được chế độ phong kiến, chỉ có giai cấp tư sản là được hưởng lợi.


Bài 1 (trang 17 sgk Lịch sử 8): Lập niên biểu những sự kiện chính của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.

Trả lời:

Niên đại Sự kiện
14-7-1789 Quần chúng tấn công pháo đài nhà tù – nhà tù Ba-xtri
8-1979 Thông qua tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền
9-1971 Công bố hiến pháp, xác lập chế độ quân chủ lập hiến
10-8-1792 Lật đổ ách thống trị của phái lập hiến
21-9-1792 Thành lập nền công hòa đầu tiên
2-6-1793 Lật đổ phái Gi-rông đanh, phái Gia-cô-banh lên nắm quyền
27-7-1794 Đảo chính lật đổ Gia cô banh

Bài 2 trang 17 sgk Lịch sử 8

Vai trò của nhân dân trong Cách Mạng tư sản Pháp được thể hiện ở những điểm nào?

Hướng dẫn giải:

Quần chúng nhân dân đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển và kết quả của cách mạng, là động lực chủ yếu từng bước đưa cách mạng đại tới đỉnh cao. Điều này được thể hiện qua 3 sự kiện tiêu biểu’của ba giai đoạn :
– Ngày 14 — 7 – 1789, quần chúng lao động Pa-ri đã phá ngục Ba-xti. mở đầu cho cuộc cách mạng.
– Ngày 10 — 8 — 1792, quần chúng nhân dân đứng lên khởi nghĩa lật đổ sự thống trị của phái Lập hiến, xóa bỏ chế độ phong kiến, thiết lập nền cộng hòa, đưa cách mạng phát triển lên một bước cao hơn.
– Ngày 2 – 6 – 1793, trước tình trạng Tổ quốc lâm nguy, quần chúng nhân dân lại khởi nghĩa lật đổ phái Gi-rông-đanh, đưa phái Gia-cô-banh lên cầm quyền. Cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao.


Bài 3 trang 17 sgk Lịch sử 8

Nêu những sự kiện chủ yếu qua các giai đoạn để chứng tỏ sự phát triển của Cách mạng tư sản Pháp?

Hướng dẫn giải:

– Giai đoạn I (chế độ quân chủ lập hiến), có các sự kiện : Ngày 14 – 7 – 1789, tấn công pháo đài – nhà ngục Ba-xti; tháng 8 – 1789, thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền ; tháng 9-1791, thông qua Hiến pháp…
– Giai đoạn II (bước đầu của nền cộng hòa) : Tháng 9 – 1972, thành lập nền cộng hòa ; ngày 21 – 1 – 1793, xử tử vua Lu-i XVI; ngày 2 – 6 – 1793. nhân dân nổi dậy khởi nghĩa lật đổ phái Gi-rông-đanh.
– Giai đoạn m (chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh) : dựa vào SGK, trình bày những biện pháp tích cực của phái này nhằm cứu nước Pháp thoát khỏi sự đe dọa của “thù trong, giặc ngoài”, đưa cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao.


Bài 4 trang 17 sgk Lịch sử lớp 8

Trình bày và phân tích ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?

Hướng dẫn giải:

Cách mạng tư sản Pháp đã lật đổ được chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản. Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao với nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh.
Tuy Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kl XVIII được coi là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, nhưng nó vẫn chưa đáp ứng được đầy dù quyền lợi cho nhân dân, vẫn không hoàn toàn xóa bỏ được chế độ phong kiến, chỉ có giai cấp tư sản là được hưởng lợi.

Giaibaitap.me

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment