Bài 1,2,3,4,5,6,7,8 trang 38 SBT Sinh học 7
Bài 1,2,3,4,5,6,7,8 trang 38 SBT Sinh học 7
Bài 1. Hãy nêu đặc điểm chung của ngành Thân mềm.
■ Lời giải:
Ngành Thân mềm (gồm trai, ốc sên, mực…) có đặc điểm chung như sau :
– Cơ thể mềm, không phân đốt và ở phía lưng thường có nếp da phủ ngoài được gọi là áo. Đó là đặc điểm chỉ có ở ngành Thân mềm.
– Giữa áo và cơ thể thường có một khoang gọi là khoang áo, là nơi có cơ quan hô hấp (thường là mang) phát triển.
– Ở đa số thân mềm, lớp áo tiết ra lớp vỏ đá vôi phủ ngoài. Ớ mặt bụng có một túi lồi gọi là chân, có cơ phát triển và là cơ quan di chuyển.
– Thân mềm đều có tim chia ngăn phát triển và có hệ tuần hoàn hở.
– Hệ thần kinh thân mềm gồm : một số đôi hạch có dây thân kinh nối với nhau như các đôi : hạch não, hạch chân, hạch áo, hạch thân… thuộc kiểu hạch thần kinh phân tán.
– Về sinh sản : thân mềm phân tính. Tuy nhiên một số thân mềm lưỡng tính (như ốc sên).
– Đa số các loài thân mềm sống ở nước, hầu hết ở biển. Chúng có cấu tạo và lối sống rất đa dạng, về số lượng loài, ngành Thân mềm chỉ ở sau ngành Chân khớp.
Bài 2. Cấu tạo, cách di chuyển của trai sông thích nghi với lối sống vùi mình ở đáy bùn.
■ Lời giải:
Lối sống của trai sông và hầu hết sò, ngao, điệp… nói chung là vùi lấp dưới tầng đáy bùn (chúng thuộc nhóm sinh vật đáy), di chuyển chậm chạp và dinh dưỡng thụ động.
Cấu tạo và hoạt động của chúng thích nghi rất cao với lối sống này :
– Về cấu tạo :
+ Vỏ gồm 2 mảnh nối với nhau nhờ bản lề, có cơ khép vỏ phát triển làm vỏ đóng lại khi cần tự vệ.
+ Khoang áo phát triển là nơi có mang thở và đồng thời là môi trường trao đổi chất dinh dưỡng và chất khí. Do vậy :
Phần đầu tiêu giảm, kéo theo tiêu giảm cả mắt và các giác quan khác.
Chỉ có tấm miệng duy trì, trên có lông luôn rung động để tạo ra dòng nước hút vào và thải ra.
Cơ chân kém phát triển.
– Về di chuyển : Trai sông di chuyển chậm chạp nhờ hoạt động của cơ chân
phối hợp với động tác đóng, mở vỏ.
Bài 3. Hãy nêu cách dinh dưỡng và sinh sàn thụ động của trai sông.
■ Lời giải:
Trai sông có lối sống ít di chuyển và vì thế thụ động cả trong dinh dưỡng và
sinh sản.
– Về dinh dưỡng :
+ Lông phủ trên tấm miệng và mang rung động tạo nên dòng nước trao đổi liên tục với môi trường ngoài.
+ Dòng nước hút vào mang gồm thức ăn (vụn hữu cơ, động vật nhỏ…) đưa đến miệng và ôxi đến các tấm mang để hấp thụ.
– Về sinh sản :
+ Ở trai cái, thông thường trứng đẻ ở trong khoang áo.
+ Tinh trùng do trai đực tiết ra theo dòng nước vào cơ thể trai cái để thụ tinh cho trứng.
+ Trứng phát triển thành ấu trùng trong khoang áo trai mẹ. Trước khi trở thành trai trưởng thành, ấu trùng thường bám trên da, trên vây và mang cá để phát tán đến chỗ ở mới.
Bài 4. Dựa trên quan sát ỏ thụt hành, hãy nêu các đặc điểm cấu tạo của ốc sên và vỏ của chúng.
■ Lời giải:
Ốc sên đại diện cho các loại ốc khác nhau tập hợp thành lớp Chân bụng. Chúng
sống ở nước, kể cả trên cạn. Chúng có chung các đặc điểm sau :
– Cơ thể gồm: đầu, chân và thân. Một số loài có vỏ tiêu giảm (sên trần).
– Ở phần đầu có miệng và xung quanh là tua miệng. Trên hay ở cạnh tua miệng có mắt.
– Dưới bụng là chân có cơ phát triển giúp chân di chuyển trên giá thể. Phần thân xoắn ốc, dấu trong lòng vỏ đá vôi xoắn ốc. Giữa vỏ và cơ thể có một khoang trống gọi là khoang áo. Ở ốc sên, khoang áo đóng vai trò của phổi.
– Vỏ ốc sên : hình ống, xoắn ốc và gồm đỉnh vỏ, miệng vỏ, lớp sừng ở ngoài, lớp xà cừ ở trong.
Bài 5. Trình bày cấu tạo của mực thích nghi với di chuyển tích cực trong nuớc biển.
■ Lời giải:
Mực cùng các họ hàng của chúng tập hợp thành lớp Chân đầu, chúng chỉ gặp ở biển gồm : mực nang, mực thẻ và bạch tuộc… Chúng có đặc điểm cấu tạo như sau :
– Có vỏ đá vôi tiêu giảm hoặc chỉ giữ lại dưới dạng tấm (như mai mực ở phía lưng) để nâng đỡ cơ thể.
– Cơ thể mực chỉ gồm : thân và đầu. Đầu có miệng, quanh miệng có 10 tua miệng (bạch tuộc có 8 tua). Trên tua có các giác bám phát triển. Ở 2 bên đầu có đôi mắt to.
– Lớp áo tạo ra ở mặt bụng một khoang áo rộng có thành cơ phát triển và thông với ngoài qua phễu khoang áo. Đây là cơ quan di chuyển tích cực của mực. Mỗi khi khoang áo phồng ra, nước được hút vào, rồi khi co bóp lại, nước phụt ra qua phễu bụng, làm cơ thể chúng chuyển động ngược lại theo kiểu phản lực.
Bài 6. Hãy so sánh cấu tạo của 3 đại diện chính của Thân mềm là : trai, ốc và mục.
■ Lời giải:
Trai, ốc và mực là đại diện cho 3 kiểu cấu tạo cơ thể chính của ngành
Thân mềm. Chúng giống và cũng khác nhau do thích nghi với lối sống như sau :
Sơ đồ cấu tạo 3 đại diện chính của ngành Thân mềm
A. Ốc ; B. Trai; C. Mực
1. Đầu; 2.Chân ; 3. Thân ; 4. Khoang áo; 5. vỏ hoặc mai (vỏ tiều giảm)
Giống nhau :
+ Có cùng sơ đồ cấu tạo gồm : đầu, thân và chân. Thân có lớp áo phát triển tạo nên khoang áo.
+ Có tim chia ngăn, hệ mạch hở và các cơ quan khác giống nhau về mức độ tổ chức.
Khác nhau : So sánh tóm tắt ở bảng sau :
Bài 7. Hãy nêu các mặt có lọi của ngành Thân mểm.
■ Lời giải:
Thân mểm có lợi chủ yếu như :
– Làm thực phẩm cho người: ốc, trai, mực, hầu, vẹm, mực…
– Làm thức ăn cho các động vật khác (một mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn).
– Lọc các cặn bẩn, làm sạch nước, về mặt này chúng làm sạch môi trường và có ý nghĩa lớn về mặt sinh thái.
– Làm vật trang trí, đồ trang sức : ngọc trai, xà cừ, vỏ ốc bàn tay, ốc môi, bào ngư…
– Làm dược liệu : vỏ bào ngư, mai mực.
– Có giá trị về mặt địa chất: chỉ thị của các mỏ dầu và khí.
Bài 8. Hãy nêu các mặt có hại của ngành Thân mềm.
■ Lời giải:
Tuy có lợi là chính nhưng Thân mềm cũng có các mặt có hại như sau :
– Có hại cho cây trồng : các loài ốc sên khác nhau ăn lá, hoa, quả, củ của cây trồng.
– Vật chủ trung gian (ốc gạo, ốc mút, ốc tai…) : thường là vật chủ cho các loài sán lá kí sinh ở gia súc và người (ví dụ ở sán lá gan bò).
– Làm hại cho vỏ tàu thuyền và các công trình ở dưới nước : con hà (thuộc lớp Chân rìu) đục ruỗng gỗ vỏ tàu thuyền.
Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi