Anh (chị) nghĩ gì về Ngày vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam 10 – 8 hằng năm
HƯỚNG DẪN
– Đề bài ghi “nghĩ gì về…” có nghĩa là người viết có thể nêu lên những ý nghĩ riêng của mình về Ngày nạn nhân chất độc da cam Việt Nam 10 – 8 hằng năm. Cách làm bài là bàn luận về ngày đặc biệt đó, thao tác sử dụng là lập luận bình luận.
– Với tư cách là người Việt Nam đối với những đồng bào của mình còn bị những di chứng nặng nề của chất độc da cam, với truyền thống “Người trong một nước phải thương nhau cùng”, anh (chị) hãy bày tỏ những ý nghĩ cũa mình về vấn đề này một cách chân thành để chia sẻ với những nạn nhân đó và lên tiếng đòi công lí phải được thực hiện. Bài viết có thể đi sâu vào một khía cạnh hoặc bàn về nhiều vấn đề của “ngày đặc biệt” đó:
– Lên án tội ác của đế quốc Mĩ đã rải chất độc điôxin trên lãnh thổ Việt Nam.
– Thông cảm sâu sắc với các nạn nhân chất độc da cam ở nước ta hiện nay: về di chứng nặng nề, về hoàn cảnh sông, về nỗi bất hạnh của họ,…
– Lên tiếng đòi công lí phải được thực hiện cho các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam…
BÀI THAM KHẢO
Dưới đây giới thiệu một tiếng nói bạn bè trên thế giới về Ngày nạn nhân da cam Việt Nam 10 – 8. Tiếng nói bạn bè ấy có thể gợi cho anh (chị) nhiều điều để bày tỏ ý kiến riêng của mình.
BÀ SẼ KHÔNG KÌM ĐƯỢC NƯỚC MAT…
LTS: Người bạn của các nạn hhân da cam Việt Nam, ông Len Aldis – tổng thư ký Hội Hữu nghị Anh – Việt – vừa gửi lá thư cho phu nhân tổng thống Mỹ, bà Michelle Obama, để kêu gọi giúp đỡ các nạn nhân da cam Việt Nam nhân Ngày nạn nhân da cam Việt Nam 10 – 8.
Michelle Obama thân mến,
Hồi tháng giêng khi chồng bà bước vào Nhà Trắng với cương vị là tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kì, hàng triệu người trên thế giới đã hi vọng về một bắt đầu mới cùng mong muốn có những thay đổi đối với các chính sách tai tiếng của người tiền nhiệm trong tám năm cầm quyền.
Bản thân bà là một con người và là mẹ của hai cô gái nhỏ. Trong cương vị người mẹ, bà có quyền yêu thương và chăm sóc con cái mình, bảo vệ chúng khỏi mọi sự xâm phạm, tổn thương. Đó là điều cao quý mà mọi bà mẹ luôn cố gắng đấu tranh bất chấp mọi khó khăn có thể phải đốì mặt. Hôm nay tôi viết lá thư này để cầu khẩn sự giúp đỡ của bà. Ớ Việt Nam, nhiều bà mẹ có các đứa trẻ tật nguyền nghiêm trọng. Họ không có lỗi gì cả ngoại trừ việc đã sinh ra ở một đất nước mà 48 năm trước đây, vào ngày 10-8 quân đội Mỹ bắt đầu rải các chất hóa học, trong đó có chất da cam bị nhiễm đioxin – thứ độc chất mạnh nhất trên đời này.
Việc rải chất độc tiếp tục trong hơn 10 năm ở nhiều khu vực thuộc miền Nam Việt Nam, dẫn tới sự hủy hoại trên quy mô lớn nhiều cánh rừng, động vật và quần thể thực vật ở đây. Mùa màng, làng mạc cũng bị ảnh hưởng và điều này đã gây ra những hậu quả kinh hoàng cho con người. Chất độc da cam nhiễm vào thức ăn và sau đó thâm nhập cơ thể họ.
Michelle, tôi mong bà có thể thấy, như tôi từng chứng kiến trong các chuyên thăm Việt Nam, hậu quả của chất độc da cam đổì với con người, đặc biệt với những đứa trẻ sinh ra nhiều năm sau khi cuộc chiến đã kết thúc từ năm 1975. Tôi biết với cương vị người mẹ, bà sẽ không kìm được nước mắt – như tôi chứng kiến nhiều người mẹ ở đây – khi thấy con cái sinh ra không có tay, mất chân hay một chân ngắn hơn chân kia, những đứa trẻ có cơ thể quặt quẹo vì chứng nứt cột sống, những em bé không mắt. Tôi còn có thể kể nhiều hơn nữa những thảm kịch kinh khủng với những đứa trẻ vô tội này mà tôi và nhiều người khác đã chứng kiến.
Những đứa trẻ vô tội đang phải gánh chịu hậu quả của cuộc chiến, nơi các loại hóa chất như chất da cam được sử dụng, khiến gần 4 triệu người Việt Nam mà phần lớn nay cần được chăm sóc 24/24 giờ trong khi gia đình kêu gào mong muốn được công lí.
Khi bà nhìn ngắm, chơi, đọc sách cho con hay dẫn chúng đi dạo, bà hãy thử hình dung cảnh bà mẹ Việt Nam muôn làm điều tương tự nhưng vì con cái tàn tật, họ đã không thể làm được. Tôi muôn bà thử hình dung hậu quả khi những đứa trẻ này lớn lên nữa, trở thành những thanh niên mà vẫn cần đến sự chăm sóc từ người mẹ.
Những bà mẹ ở đây từng hỏi tôi: “Điều gì sẽ xảy ra với con tôi khi tôi không còn sông nữa?”. Nhìn những nạn nhân của bi kịch này ở bệnh viện, phòng khám, các trại trẻ mồ côi và nhà của chúng, thật không dễ trả lời câu hỏi này – nếu thật sự có câu trả lời. Chất độc da cam đã lan tới thế hệ thứ ba và câu hỏi nữa họ hỏi là: “Còn bao nhiêu thế hệ nữa?”
Với hàng ngàn câu hỏi bỏ lửng đó, nhiều đứa trẻ đã chết ngay trong bụng mẹ, chết khi mới vài năm tuổi của thời thơ bé. Những đứa trẻ sông sót sẽ nhận được sự quan tâm và tình thương của người mẹ. Nhưng Michelle, quan tâm là không đủ. Gần 4 triệu người này cần công lí từ những kẻ đã gây ra bao thứ bệnh và tàn tật. Và đó là lí do tôi viết cho bà hôm nay.
Chồng bà, trong cương vị tổng thống, có thể tập hợp lại hồ sơ vụ kiện của các nạn nhân Việt Nam tại các tòa án trên đất nước bà. Ông có thể nói với các luật sư từng đại điện cho những người tìm kiếm công lí. Ông sẽ biết rằng Tòa tôi cao Mỹ từng bác đơn kháng án mà không đưa ra bất cứ lí do nào. ông sẽ biết rằng hai trong sô’ các thẩm phán từng chối bỏ một cách nhục nhã không tham dự vào phán quyết, và một thẩm phán nữa ở Tòa tô’i cao thực tế từng làm luật sư cho Monsanto — một trong những công ty đã chế tạo chất độc da cam. Ngài tổng thông chắc chắn sẽ thấy các nạn nhân Việt Nam đã bị chối bỏ công lí như thế nào.
Michelle, xin hãy nhìn hai cô con gái của bà khi tôi khẩn cầu bà giúp làm đúng lại những sai trái mà (phía Mỹ) từng làm với trẻ em Việt Nam.
Trân trọng,
LEN ALDIS (tổng thư ký Hội Hữu nghị Anh – Việt)
Thanh Tuấn dịch, (Tuổi trẻ 1-8-2009)
Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi