Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của lao động trong sáng tạo băng bài văn ngắn

0

Đọc đoạn văn dưới đây.
Ta hỏi một con chim: Ngươi cần gì? Chim trả lời: Ta cần bay. Một con chim được ăn kê béo trong lồng sẽ trở thành một con gà bé bỏng và tội nghiệp.
Ta hỏi dòng sông: Ngươi cần gì? Sông trả lời: Ta cần chảy. Một dòng sông không chảy thì chỉ là một vũng nước, khô cạn dần rồi biến mất.
Ta hỏi con tàu: Ngươi cần gì? Con tàu trả lời: Ta cần được ra khơi. Nếu con tàu không ra khơi, nó chỉ là một vật biết nổi trên mặt nước và sẽ chìm dần theo thời gian.
Ta hỏi một con người: Ngươi cần gì? Con người này trả lời: Ta cần được lao động trong sáng tạo.

(Những câu hỏi không lãng mạn – Nguyễn Quang Thiều) Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của lao động trong sáng tạo băng bài văn ngắn (không quá 600 từ).

BÀI LÀM THAM KHẢO

Từ những hình ảnh quen thuộc, Nguyễn Quang Thiều đã đúc kết nên những quy luật của cuộc sống và quy luật của cuộc đời. Đó là chân lí tất yếu của mọi sự vật. “Cần” nghĩa là không thể làm, không thể có, ngược lại nếu không có thì sẽ không tốt và có hại.

Điều đáng nói thông qua hoạt động “bay”, “chảy” “ra khơi” thì con chim, dòng sông, con thuyên mới khẳng định được sự tồn tại và ý nghĩa của nó ở đời. Nếu không có những điều đó thì nó không còn là chính nó nữa.

Con người cũng vậy, nếu không lao động không tạo ra cơ sở vật chất hay tinh thần thì sự tồn tại của con người không còn ý nghĩa nữa. Thời kì nguyên thuỷ, nhờ hái lượm và săn bắt, loài vượn hàng ngàn năm mới dần tiến hoá lên loài người.

Lao động của loài người so với các loài khác như loài ong, loài kiến đã có sự khác biệt và ở một trình độ khác. Loài người biết sử dụng công cụ. biết cách sáng tạo ra công cụ để thay thế sức người. Thông qua lao động, trí thông minh tăng lên. tư duy phát triển và ngày càng sáng tạo.

Trong cuộc sống mỗi người mồi nghề và nghề nghiệp nào cũng quan trọng, ý nghĩa, họ đều cống hiến sức lực và tâm trí để dựng xây cuộc đời. Người lao động chân tay tạo ra cơ sở vật chất, nhờ sáng tạo họ tiết kiệm được thời gian và nâng cao hiệu suất làm việc. Những cải tiến dù lớn dù nhỏ cũng giúp họ nâng cao kinh nghiệm bàn thân. Vì vậy lao động chân tay cũng phải gắn với quá trình đổi mới và hiện đại hoá. Người lao động trí óc là những nhà nghiên cứu nhà khoa học, giáo viên, học sinh… thông qua sản phẩm trí tuệ của mình để nâng cao hơn trình độ dân trí, tạo nên những tiến bộ khoa học kĩ thuật đồng thời không ngừng giữ gìn và phát triển nền văn hiến của mồi quốc gia.

Như vậy lao động chân tay hay trí óc gắn bó mật thiết với nhau như hai mặt của một tờ giấy. Dù bạn làm gì, làm thầy hay làm thợ, trình độ phổ thông hay cử nhân đại học hãy lao động và cống hiến hết mình với trí tuệ sáng suốt và trái tim đầy trách nhiệm.

Giống như bài học làm người mà mồi học sinh trước khi bước ra trường đời đều được giáo dục: Nen một người được gọi đê làm một người như phu quét đường, hãy quét những con đường như Mi-ken-lăng-giơ đã vẽ tranh, hãy quét những con đường như Bet-thô-ven đã soạn nhạc và hãy quét những con đường như Sêch-xpìa đã làm thơ. Người phu quét đường cần phải quét những con đường sạch đến độ tất cả các thiên thần trên thiên đàng, lẫn con người nơi trần gian đều phải nói rằng: Đây là người quét đường vĩ đại – người đã làm thật tốt công việc cùa mình.

Lao động làm cho cuộc sống của chúng ta ý nghĩa hơn, là cách để ghi dấu bản thân vào cuộc đời. Lao động còn là cách để rèn luyện ý chí. tinh thần thép trong mồi người. Những năm đầu thế kỉ XX, vì sự lầm than của công nhân, nông dân trong nước, Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước. Bác sẵn sàng dấn thân làm bất cứ việc gì dù gian khổ đến đâu. Đọc những câu thơ của Chế Lan Viên ta không khỏi rưng rưng nước mắt:

Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê

Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá

Và sương mù thành Luân Đôn, người cỏn nhớ

Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya

(Người đi tìm hình của nước)

Nhà thơ nhà cách mạng Tố Hữu cũng trần trọng từng việc làm nhỏ của tầng lớp cần lao, đó là bác phu xe là chị lao công là em bán bánh dạo… Sau này chính họ là người đã câm lá cờ đỏ sao vàng để đứng dậy khởi nghĩa và làm nên thăng lợi của Cách mạng tháng Tám. Những người lao động đó cũng đáng vinh danh và đặt ngang với những phong trào quốc tế lao động trên toàn thế giới.

Lao động cũng là cách mà chúng ta ghi dấu tên tuổi của mình trong cuộc đời. Những nhà văn như Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao…. họ sống cuộc đời giản dị nhưng đã dùng ngòi bút của mình để đấu tranh cho một thế giới già dổi và tàn ác, làm lòng người trong sạch hơn. Tên tuổi của họ không chỉ ghi dấu trong những trang sách mà còn ghi dấu trong cuộc đời.

Con người sống trong một xã hội bản thân đã được thừa hưởng biết bao di sản do con người thế hệ trước để lại:

Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

Họ chuyền lửa qua mỗi nhà từ hòn than qua con cúi

Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân

Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái

(Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm)

Vì thế để thực hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, lao động chính là sự trân trọng biết ơn thành quả người đi trước để lại. đồng thời thông qua lao động chúng ta để lại những điều tốt đẹp cho con cháu đời sau. Bởi vì cuộc đời không chỉ là hiện hữu mà còn là cổng hiến. Từ những em bé như Đỗ Nhật Nam đến những giáo sư như Ngô Bảo Châu dù làm việc ở đâu cũng luôn cống hiến và hướng về Tổ quốc nơi mình sinh ra lớn lên. Những anh chị thanh niên tình nguyện trong màu áo xanh đã xuất hiện ở khắp các nẻo đường khắp các địa phương xa xôi để cống hiến sức trẻ của mình cho dân tộc.
Câu nói của Nguyễn Quang Thiều đã truyền đi một thông điệp chứa đựng một quan điểm nhân sinh cao quý. Tuổi trẻ bạn và tôi xin đừng để cuộc đời trôi đi một cách hoài phí.

Hãy đứng dậy và khẳng định bản thân bằng lao động, không ngừng rèn luyện và nâng cao trí tuệ. Bản thân mỗi người phải có ý thức khám phá tìm kiếm tận dụng mọi điều kiện có sẵn để lao động và sáng tạo.

Mỗi sáng tạo nhỏ sẽ làm nên thành công lớn. Mỗi sự lao động nhỏ sẽ tạo nên thành quả lớn dựng xây đất nước.

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment