Soạn bài Tổng kết phần Tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

0

Câu 1. Đọc đoạn trích truyện ngắn Lão Hạc (SGK, trang 180). Phân tích sự đổi vai và luân phiên lượt lời của hoạt động giao tiếp trong đoạn trích. Những đặc điểm của hoạt động giao tiếp ở dạng ngôn ngữ nói thể hiện qua những chi tiết nào? (lời nhân vật và lời tác giả). 

– Tham khảo sơ đồ biểu diễn sự đổi vai và luân phiên lượt lời trong hoạt động giao tiếp giữa lão Hạc và ông giá 

Lão Hạc (nói)

Ông giáo (nói)

– Cậu vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

 

– Cụ bán rồi?

 

– Bán rồi! Họ vừa bắt xong.

 

– Thế nó cho bắt à?

Khốn nạn… Nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó.

 

– Cụ cứ tưởng thế… để cho nó làm kiếp khác.

– Ông giáo nói phải. Như kiếp tôi chẳng hạn

 

– Kiếp ai cũng thế thôi… Hơn chăng?

– Thế thì ..kiếp gì cho thật sung sướng

 

– Những chi tiết thể hiện đặc điểm hoạt động giao tiếp ở dạng ngôn ngữ nói:

+ Hai nhân vật lão Hạc và ông giáo luôn phiên đổi vai lượt lời. Lão Hạc là người nói trước và kết thúc sau nên số lượng nói của lão là 5. Còn số lượng nói của ông giáo là 4. Vì tức thời nên có lúc ông giáo chưa biết nói gì, chi “hỏi cho cho có chuyện” (Thế nó cho bắt à?)

+ Đoạn trích rất đa dạng về ngữ điệu: ban đầu lão Hạc nói với giọng thông báo (Cậu vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!) tiếp đến là giọng than thở, đau khổ, có lúc ngẹn lời (Khốn nạn…. Ông giáo ơi!) cuối cùng thì giọng đầy chua chát (thì ra tôi già bằng này… một con chó). Lúc đầu, ông giáo hỏi với giọng ngạc nhiên (Cụ bán rồi?) tiếp theo là giọng vỗ về an ủi và cuôì cùng là giọng bùi ngùi

+ Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ nói ở đoạn trích trên, nhân vật giao tiếp còn sử dụng các phương tiện hỗ trợ, nhất là nhân vật lão Hạc: Lão “cười như mếu”, “mặt lão đột nhiên co rúm lại”, “những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra”…

+ Từ ngữ dùng trong đoạn trích khá đa dạng, nhất là những từ mang tính khẩu ngữ, những từ đưa đẩy, chêm xen (Đi đời rồi, à, ừ, khốn nạn, chả hiểu gì đâu, thì ra…).

+ Về câu, một mặt đoạn trích dùng những câu tỉnh lược (Bán rồi! Khốn nạn… Ông giáo ơi). Mặt khác nhiều câu lại có yếu tố dư thừa, trùng lặp (Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Thì ra tôi bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó...)

Câu 2. Các nhân vật giao tiếp có vị thế xã hội, quan hệ thân sơ và những đặc điểm gì riêng biệt? Phân tích sự chi phối của những điều đó đến nội dung và cách thức nói trong lượt lời nói đầu tiên của Lão Hạc.

* Các nhân vật giao tiếp có vị thế xã hội, quan hệ thân sơ và những đặc điểm riêng biệt phân phối đến nội dung và cách thức giao tiếp:

– Ông giáo là người có học thức nếu xét về học vấn, có vị thế xã hội cao hơn lão Hạc; nhưng lão Hạc lại có tuổi tác lơn hơn.

– Quan hệ giữa ông giáo và lão Hạc là quan hệ hàng xóm, láng giềng. Lão Hạc có việc gì cũng tâm sự, hỏi ý kiến ông giáo.

– Lão Hạc là một lão nông nghèo khổ, cô đơn, vợ chết, anh con trai bỏ đi làm ăn xa. Lão Hạc chỉ có “Cậu vàng” là “người thân” duy nhất.

– Ông giáo là một trí thức nghèo sống ở nông thôn. Hoàn cảnh của ông giáo cũng hết sức bi đát.

* Những điều nói trên chi phối đến nội dung và cách thức nói của nhân vật. Trong đoạn trích, ở lời thoại thứ nhất của lão Hạc ta thấy rất rõ:

+ Nội dung của lời thoại: Lão Hạc thông báo với ông giáo về việc bán “Cậu Vàng”.

+ Cách thức nói của lão Hạc: “nói ngay”, nói ngắn gọn, thông báo trước rồi mới hô gọi (Ông giáo ạ!) .

+ Sắc thái lời nói: đối với sự việc (bán con chó, lão Hạc vừa buồn vừa đau (gọi con chó là “Cậu Vàng”, coi việc bán là giết nó: “đi đời rồi”). Đối với ông giáo, lão Hạc tỏ ra rất kính trọng vì mặc dù ông giáo ít tuổi hơn nhưng có vị thế hơn, hiểu biết hơn (gọi là “ông” và đệm từ “ạ” ở cuối). 

Câu 3. Phân tích nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu: “Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!”

– Nghĩa sự việc: thông báo việc con chó biêt nó chết (cu cậu mới biết là cu cậu chết!). Việc con chó biết nó chết là một bất ngờ.

– Nghĩa tình thái:

+ Người nói rất yêu quý con chó (gọi nó là “cu cậu” – cái cách người ta vẫn gọi con cái rất thân mật).

+ Sự đau xót, dằn vặt của lão Hạc về cái chết của con chó. Bởi vậy, lời nói nghẹn ngào như một tiếng khóc.

Câu 4. Trong đoạn trích có hoạt động giao tiếp ở dạng nói giữa hai nhân vật đồng thời khi người đọc đọc đoạn trích lại có một hoạt động giao tiếp nữa giữa họ và nhà văn Nam Cao. Hãy chỉ ra sự khác biệt giữa hai hoạt động giao tiếp đó.

     Trong đoạn trích có hoạt động giao tiếp ở dạng nói giữa hai nhân vật, đồng thời khi người đọc đọc đoạn trích lại có một hoạt động giao tiếp nữa, đó là giữa người đọc và nhà văn Nam Cao. Điều đó thể hiện:

+ Hoạt động giao tiếp ở dạng nói giữa hai nhân vật là hoạt động giao tiếp trực tiếp có sự luân phiên đối vai lượt lời, có sự hỗ trợ bởi ngữ điệu, cử chỉ, ánh mắt… Có gì chưa biết, chưa hiểu, hai nhân vật có thể trao đổi qua lại.

+ Hoạt động giao tiếp giữa nhà văn Nam Cao và bạn đọc là hoạt động giao tiếp gián tiếp (dạng viết). Nhà văn tạo lập văn bản ở thời điểm và không gian cách biệt với người đọc. Vì vậy, có những điều nhà văn muốn thông báo gửi gắm không được người đọc lĩnh hội hết. Ngược lại, có những điều người đọc lĩnh hội nằm ngoài ý định tạo lập của nhà văn.

Giaibaitap.me

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment