Soạn bài Cấp độ khái quát của từ ngữ
Soạn bài Cấp độ khái quát của từ ngữ
1. Bài tâp 1, trang 10 – 11, SGK.
Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ trong mỗi nhóm từ ngữ sau đây :
a) y phục, quần áo, quần đùi, quần dài, áo dài, sơ mi.
b) vũ khí, súng, bom, súng trường, đại bác, bom ba càng, bom bi.
Trả lời:
a) Để làm bài tập này, trước hết cần so sánh cáp độ khái quát giữa áo dài, sơ mi và áo ; giữa quần đùi, quần dài và quần ; giữa quần, áo và y phục. Sau đó, theo mẫu trong bài học để lập sơ đồ.
b) Trước hết, cần so sánh cấp độ khái quát giữa súng trường, đại bác và súng ; giữa bom bi, bom ba càng và bom ; giữa súng, bom và vũ khí. Sau đó lập sơ đồ.
2. Bài tâp 2, trang 11, SGK.
Tìm từ ngữ có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ ngữ ở mỗi nhóm sau đây :
a) xăng, dầu hỏa, (khí) ga, ma dút, củi, than.
b) hội họa, âm nhạc, văn học, điêu khắc.
c) canh, nem, rau xào, thịt luộc, tôm rang, cá rán.
d) liếc, ngắm, nhòm, ngó.
e) đấm, đá, thụi, bịch, tát.
Trả lời:
Muốn tìm từ ngữ có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ ngừ ở mỗi nhóm, cần phân tích các từ ngữ trong nhóm có điểm gì chung về mặt ý nghĩa. Từ ngữ diễn đạt ý nghĩa chung đó gọi là từ ngữ có nghĩa rộng. Ví dụ :
a) Xăng, dầu hoả, (khí) ga, ma dút, củi, than có điểm chung về nghĩa là “chất đốt”. Vậy chất đốt là từ ngữ có nghĩa rộng so với các từ ở nhóm này.
b) Hội hoạ, âm nhạc, văn học, điêu khắc -> văn nghệ.
Theo cách làm trên đây, em làm tiếp các mục (c), (d), (e).
3. Bài tập 3, trang 11, SGK.
Tìm các từ ngữ có nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của mỗi từ ngữ sau đây :
a) xe cộ
b) kim loại
c) hoa quả
d) (người) họ hàng
e) mang
Trả lời:
Bài tập này nên làm theo mẫu sau :
– xe cộ : ô tô, xe máy,…
– mang : xách, vác,…
4. Bài tâp 4, trang 11, SGK.
Chỉ ra những từ ngữ không thuộc phạm vi nghĩa của mỗi nhóm từ ngữ sau đây:a) thuốc chữa bệnh: áp-xpi-rin, am-pi-xi-lin, pê-ni-xi-lin, thuốc giun, thuốc lào.b) giáo viên: thầy giáo, cô giáo, thủ quỹ.c) bút: bút bi, bút máy, bút chì, bút điện, bút lông.d) hoa: hoa hồng, hoa lay-ơn, hoa tai, hoa thược dược.
Trả lời:
– Chỉ ra từ ngừ không có nghĩa “thuốc chữa bệnh”.
– Chỉ ra từ ngữ không có nghĩa “giáo viên”.
– Chỉ ra từ ngữ không có nghĩa “bút để viết”.
– Chỉ ra từ ngữ không có nghĩa “hoa thực vật”.
5. Bài tâp 5*, trang 11, SGK.
Đọc đoạn trích sau và tìm ba động từ cùng thuộc một phạm vi nghĩa, trong đó một từ có nghĩa rộng và hai từ có nghĩa hẹp hơn.
Xe chạy chầm chậm… Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo […].
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
Trả lời:
Từ có nghĩa rộng : khóc.
6. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống /…/ trong các câu sau. Cho biết từ ngừ nào có nghĩa rộng, từ ngừ nào có nghĩa hẹp.
a) bà con, chú ruột
Nam học tập đạt thành tích xuất sắc, /…/ trong họ, nhất là /…/ Nam – người đã giúp đỡ Nam rất nhiều trong học tập, rất tự hào, phấn khởi.
b) trí thức, văn nghệ sĩ
/…/ nước ta nói chung, /…/ nói riêng rất yêu nước, đã có đóng góp to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trả lời:
Chú ý : Văn nghệ sĩ cũng là trí thức.
7. Viết một câu hoặc một đoạn văn trong đó vừa có từ ngữ có nghĩa rộng vừa có từ ngữ có nghĩa hẹp.
(Các từ chỉ động vật)
(Các từ chỉ thực vật)
Trả lời:
Ví dụ :
Câu : Lũ về, mọi thứ đồ đạc trong nhà như nồi, niêu, xoong, chảo, giường, tủ đều bị cuốn trôi.
Đoạn văn : Ở Bình Định, dừa là chủ yếu, dừa là tất cả. Dừa Ở đây như rừng, dừa mọc ven sông, men bờ ruộng, leo sườn đồi, rải theo bờ biển. Trên những chặng đường dài suốt 50, 60 km chúng ta chỉ gặp cây dừa : dừa xiêm thấp lè tè; quà tròn, nước ngọt, dừa nếp lơ lửng giữa trời, quả vàng xanh mơn mởn, dừa lửa lả đỏ, vỏ hồng,…
( Theo Hoàng Văn Huyền, Những mẩu chuyện địa lí)
8*. Điền chữ vào ô trống để các chữ hàng ngang tạo thành từ có nghĩa hẹp, các chữ hàng dọc trong khung tạo thành từ có nghĩa rộng.
Trả lời:
Đây là trồ chơi ngôn ngữ. Cả lớp thi giải nhanh, giải đúng bài tập này.
.com
Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi