Soạn bài Nghĩa của từ

0

Soạn bài Nghĩa của từ

Bài tập
1. Bài tập 1, trang 36, SGK.
2. Bài tập 2, trang 36, SGK.
3. Bài tập 3, trang 36, SGK.
4. Bài tập 4, trang 36, SGK.
5. Bài tâp 5*, trang 36 – 37, SGK.
6. Phân biệt nghĩa của các từ sau (dùng trong toán học) :
– trung điểm
– trung đoạn
– trung trực
– trung tuyến
7. Có các tiếng sau cùng chỉ màu đen :
– ô
– mực                                                                                 
– thâm
– huyền
Tìm những tiếng có thể kết hợp với mỗi tiếng trên. Các tiếng trên có thể thay thế cho nhau trong những kết hợp em vừa tìm được không ?
Gợi ý làm bài
1. HS đọc lại phần Ghi nhớ, trang 35, SGK, tiếp đó đọc lại từng chú thích sau một số văn bản đã học và xác định xem cách giải thích từ là cách nào (trong hai cách nêu ở SGK). Ví dụ :
– sứ giả : người vâng mệnh trên đi làm một việc gì ở các địa phương trong nước hoặc nước ngoài. (cách trình bày khái niệm)
– lẫm liệt : hùng dũng, oai nghiêm. (cách đưa ra từ đồng nghĩa)
2. HS căn cứ vào phần giải thích đã cho trong bài tập để lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
Ví dụ : học tập : học và luyện tập để có hiểu biết, có kĩ năng.
3. Yêu cầu và cách làm bài tập này tương tự như bài tập 2 : HS căn cứ vào phần giải thích đã cho để lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
Ví dụ : trung niên : đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa đến tuổi già.
4. Ngược lại với các bài tập 2, 3, bài tập này yêu cầu HS tìm lời giải thích nghĩa của các từ cho trước. HS dựa vào kinh nghiệm sử dụng từ của mình, chọn cách giải thích nghĩa đã nêu trong bài học để thực hiện yêu cầu của bài tập. Sau khi giải thích, nên kiểm tra lại bằng từ điển để đảm bảo chính xác.
5. Từ “mất” là một từ nhiều nghĩa. Trong trường hợp làm mất một vật thì mất có nghĩa là “không còn được sở hữu một vật nào đó (có thể vẫn nhìn thấy, vẫn biết nó ở đâu)”. Ví dụ : Hôm qua, tôi đánh mất chìa khoá ở chỗ này. Còn nhân vật Nụ thì muốn giải thích từ mất theo nghĩa “không thấy, không biết ở đâu”. Việc cố ý hiểu nghĩa từ mất như nhân vật Nụ là không đúng.
6. HS dựa vào những kiến thức toán học để giải nghĩa các từ đã cho và phân biệt chúng.
7. Các tiếng đã nêu có nghĩa giống nhau nhưng khả năng kết hợp với các tiếng khác không giống nhau. Ví dụ : chỉ có thể nói ngựa ô, chó mực mà không thể nói ngựa mực, chó ô,…

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment