Bài 22 : Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỉ XVI – XVIII) – SBT

0

Bài tập 1 trang 77 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7

Bài tập 1. Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng.

1. Nhà Lê bắt đầu suy thoái từ

A. cuối thế kỉ XV.                                 B. đầu thế kỉ XVI.

c. cuối thế kỉ XVI.                                 D. đầu thế kỉ XVII.

2. Tiêu biểu nhất trong các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI là

A. cuộc khởi nghĩa của Trần Tuân cuối năm 1511.

B. cuộc khởi nghĩa của Lê Hy, Trịnh Hưng năm 1512.

c. cuộc khởi nghĩa của Phùng Chương năm 1515.

D. cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo năm 1516.

3. Phong trào nông dân thế kỉ XVI có ý nghĩa là :

A. buộc triều đình phải đề ra những chính sách cải thiện đời sống nhân dân.

B. làm cho nhà Lê ngày càng suy yếu.

C. lật đổ nhà Lê, thiết lập một triều đại mới, tiến bộ.

D. mở ra một thời đại mới trong lịch sử dân tộc.

4. Nhà Lê bị lật đổ, nhà Mạc được thành lập vào năm

A. 1527.                 B. 1528.                

c. 1529.                  D. 1530.

5. Nhà Lê bị lật đổ, nhà Mạc được thành lập, song đất nước lại bị phân chia thành

A. miền Nam – miền Bắc.

B. Nam triều – Bắc triều.

CĐàng Trong – Đàng Ngoài.               

DBắc Kì – Nam Kì.

6. Xảy ra cục diện Trịnh – Nguyễn phân tranh là vì

A. sự thống nhất, phát triển của đất nước.

B. xuất phát từ quyền lợi của nhân dân.

C. quyền lợi ích kỉ của các tập đoàn phong kiến.

D. mưu đồ của nhà Thanh muốn làm suy yếu nước ta.

7. Ranh giới chia cắt đất nước thời Trịnh – Nguyễn phân tranh là

A. sông Gianh (Quảng Bình).                

B. sông Bên Hải (Quảng Trị),

c. luỹ Thầy (Quảng Bình).                   

D. sông Hương (Huế).

Trả lời 


Bài tập 2 trang 78 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7

Bài tập 2. Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ s (sai) vào ô

 trước các câu sau.

1

Người đã lật đổ nhà Lê, lập ra triều Mạc trong lịch sử dân tộc ta là Mạc Đăng Dung.

2.

 Vương triều nhà Mạc gọi là Nam triều ; vương triều mới do Nguyễn Kim và các quan tướng cũ của nhà Lê lập nên gọi là Bắc triều.

3.

 Chiến tranh Trịnh – Nguyên là cuộc chiến tranh phi nghĩa để tranh giành vương quyền giữa các tập đoàn phong kiến.

4.

 Kết cục của chiến tranh Trịnh – Nguyễn là tình trạng hai chính quyền: “vua Lê – chúa Trịnh” ở Đàng Ngoài và “chúa Nguyễn” ở Đàng Trong song song tồn tại.

5.

  Chiến tranh Trịnh – Nguyễn làm cho đất nước bị chia cắt kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII.

Trả lời 

Đúng : 1, 3, 4, 5 ;

Sai : 2 


Bài tập 3 trang 78 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7

Bài tập 3. Hãy trình bày những biểu hiện về sự suy yếu của chính quyền nhà Lê ở đầu thế kỉ XVI.

Trả lời 

–        Vua quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng cung điện tốn kém.

–        Vua Lê chơi bời, sa đoạ.

–        Quý tộc ngoại thích (họ ngoại nhà vua) nắm hết quyền hành, giết hại công thần.

–        Nội bộ triều đình “chia bè kéo cánh”, đánh giết lẫn nhau liên miên.


Bài tập 4 trang 78 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7

Bài tập 4. Hoàn thành bảng thống kê dưới đây về một số cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu đầu thế kỉ XVI.

Tên cuộc khởi nghĩa (thời gian bùng nổ)

Người lãnh đạo

Địa bàn diễn ra

Kết quả

 (năm  1511     )

 

 

 

 

 

 

 

 (năm 1516)

 

 

 

 

Trả lời 

Tên cuộc khởi nghĩa (thời gian bùng nổ)

Người lãnh đạo

Địa bàn diễn ra

Kết quả

Khởi nghĩa Trần Tuân (năm  1511      )

Trần Tuân cùng bộ tướng Nguyễn Nghiêm

Hà Nội

Vua Tương Dực sai Trịnh Duy Sản, Nguyễn Văn Lang mang quân ra đánh, nhưng hai tướng bị Trần Tuân đánh bại. Vừa đánh thắng quân triều đình nên ông chủ quan không phòng bị. Lúc đó Trần Tuân mặc áo đỏ ngồi trên giường. Duy Sản cùng 30 người đột kích vào thẳng trong trại, đến nơi Trần Tuân ngồi, đâm chết Trần Tuân, cuộc khởi nghĩa từ đó thất bại.

Khởi nghĩa của Phùng Chương

 

 Tam Đảo (vĩnh phúc)

háng 1 năm 1515, Thuỵ quận công Ngô Bính và Nguyên quận công Trịnh Duy Sản được cử làm Đô tướng, Ngự sử đài thiêm đô ngự sử Nguyễn Khiêm Bính được cử làm Tán lý quân vụ đi đánh Phùng Chương ở vùng núi Tam Đảo. Phùng Chương thua chạy.

Khởi nghĩa của Trần Công Ninh(năm 1516)

Trần Công Ninh

Yên Lãng, Vĩnh Phúc

 

. Ngày 23/1/1516, vua đích thân đem các đại thần văn võ và đô đốc năm phủ đi theo. Quân ra cửa Bắc Thần, vua ngự ở hành tại bên sông Nhị Hà, ra lệnh cho các tướng qua sông tiến hành đánh phá.


Bài tập 5 trang 79 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7

Bài tập 5. Em hãy nêu tên hai cuộc chiến tranh phong kiến ở nước ta hồi thé ki XVI – XVII; thời gian diễn ra ; chỉ rõ tác hại của các cuộc chiến tranh đó đối với nhân dân và đất nước ta

Trả lời 

– Chiến tranh Nam triều – Bắc triều (1527 – 1592).

–  Chiến tranh Trịnh – Nguyễn (1627 – 1672).

–   Tác hại:

+ Đối với đất nước : làng mạc bị tàn phá, kinh tế bị đình trệ, cuối cùng đất nước bị chia cắt lâu dài.

+ Đối với nhân dân : gây nên tình trạng đói kém, chết chốc, gia đình li tán, phải rời bỏ quê hương đi phiêu bạt kiếm sống, chia rẽ, thù ghét lẫn nhau.


Bài tập 6 trang 79 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7

Bài tập 6. Hãy trình bày tóm lược tình hình chính trị, xã hội nước ta ở các thế kỉ XVI – XVIII.

–   về chính tri :   

–    Về xã hội :

Trả lời 

-Về chính trị :

+ Nhà Lê suy yếu, dẫn đến sự sụp đổ của triều Lê và sự thành lập triều Mạc. Hình thành cục diện Nam triều – Bắc triều.

+ Cuối cùng, sau chiến tranh Trịnh – Nguyễn, đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong – Đàng Ngoài, hình thành hai chính quyền : “vua Lê – chúa Trịnh” và “chúa Nguyễn”ở hai đàng.

–     Về xã hội :

+ Mâu thuẫn xã hội gay gắt làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân.

+ Chiến tranh phong kiến liên miên ; nhân dân chết chóc, đói khổ, li tán.

Giaibaitap.me

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment