Soạn bài Tập làm thơ tám chữ

0

Soạn bài Tập làm thơ tám chữ

1. Phân tích cách ngắt nhịp, cách gieo vần ở đoạn thơ sau :
   Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
   Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ?

                  Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
 Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới ?
        Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
     Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng ?
          Đâu những chiều lênh láng máu sau rùng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
  Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật ?
       – Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?
(Thế Lữ, Nhớ rừng)
Trả lời:
    Đọc kĩ đoạn thơ, dựa vào nội dung ý nghĩa của từng câu thơ mà chỉ ra kiểu ngắt nhịp đa dạng, trong từng câu nhưng đặc trưng cho thơ tám chữ.
    Chẳng hạn, 2 – 3 – 3
                     3 – 2 – 3
                     3 – 2 – 3
                     3 – 5
                     4 – 4
    Vận dụng kiến thức về vần chân để chỉ ra chữ nào hiệp vần với chừ nào trong đoạn thơ, từ đó nhận xét cách hiệp vần của thơ tám chữ.
2. Điền từ, cụm từ (dăm năm, Việt Trì, đỏ bụi) vào những chỗ trống ở đoạn thơ sau sao cho phù hợp.
                  Đường nở ngực. Những hàng dương liễu nhỏ
      Đã lên xanh như tóc tuổi mười lăm.
Xuân ơi Xuân, em mới đến /…/
        Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội
      Như hôm nay, giữa công trường /…/
    Những đoàn xe vận tải nối nhau đi
            Hồng Quảng, Lào Cai, Thái Nguyên, /…/
      Tên đất nước reo vui bao tiếng gọi…
( Theo Tố Hữu, Bài ca mùa xuân 1961)
Trả lời:
    Điền những từ đã cho vào chỗ trống sao cho đúng ý, hợp vần.
3. Trong các từ quê hương, quê mẹ, chốn xưa, từ nào phù hợp để điền vào chỗ trống ở khổ thơ sau :
             Em sẽ đúng trên đôi chân tuổi trẻ
Đôi gót đỏ lại trở về /…/
                  Em sẽ đi, trên đường ấy thênh thang
                      Như những ngày xưa, rực rỡ sao vàng !
( Theo Tố Hữu, Người con gái Việt Nam)
Trả lời:
    Chọn một trong ba từ quê hương, quê mẹ, chốn xưa, điền vào chỗ trống của khổ thơ sao cho đúng về vần, về thanh điệu, cần chú ý đến sự phối hợp các thanh bằng, trắc giữa các câu trong khổ thơ.
4*. Làm một bài thơ theo thể tám chữ về đề tài quê hương hoặc tình yêu mái trường.
Trả lời:
    Bài thơ sáng tác có thể tách thành nhiều khổ (mỗi khổ bốn dòng) hoặc theo các đoạn dài (nhiều dòng).
    Độ dài, ngắn (số dòng) của bài thơ không quy định nhưng phải đảm bảo đúng yêu cầu của bài thơ theo thể tám chữ (số chữ trên một dòng, cách gieo vần gián cách hoặc liên tiếp).

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment