Giải bài 3.10, 3.11, 3.12, 3.13 trang 11 Sách bài tập Vật lí 6

0

Bài 3.10 trang 11 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Bài 3.10. Đọc giá trị của thể tích nước chứa trong bình (H.3.4) theo cách nào sau đây là đúng?

A. Đặt mắt ngang theo mức a.

B. Đặt mắt ngang theo mức b.

C. Đặt mắt ngang theo mức nằm giữa a và b.

D. Lấy trung bình cộng của các giá trị đọc ngang theo mức a và mức b.

Trả lời: 

Chọn B

Đọc giá trị của thế tích nước chứa trong bình (H.34) theo cách đúng là: Đặt mắt ngang theo mức b.


Bài 3.11 trang 11 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Bài 3.11. Ba bạn Bắc, Trung, Nam dùng các bình chia độ khác nhau để đo cùng một lượng chất lỏng. Kết quả đo được ghi đúng như sau:

Bạn Bắc: V = 63cm3;

Bạn Trung: V = 63,7cm3;

Bạn Nam: V = 62,5cm3.

Hãy xác định ĐCNN của các bình chia độ đã được dùng.

Trả lời:

Bạn Bắc: V = 63cm3 => ĐCNN của bình này là 1cm3

Bạn Trung: V = 63,7cm3 => ĐCNN của bình này là 0,1cm3

Bạn Nam: V = 62,5cm3 => ĐCNN của bình này là 0,5cm3


Bài 3.12 trang 11 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Bài 3.12. Người ta muốn chứa 20 lít nước bằng các can nhỏ có ghi 1,5 lít.

a)  Số ghi trên can có ý nghĩa gì?

b)  Phải dùng ít nhất bao nhiêu can?

Trả lời:

a)  Số ghi trên can có ý nghĩa là thể tích chất lỏng mà can chứa được.

b)  Phải dùng số can ít nhất là 20/1,5 = 14 chiếc can.


Bài 3.13 trang 11 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Bài 3.13. Có ba chiếc can, can thứ nhất ghi 10 lít và chứa 10 lít nước, can thứ hai ghi 8 lít, can thứ ba ghi 5 lít. Làm thế nào để trong can thứ nhất chỉ còn 7 lít nước?

Trả lời:

Đổ nước từ can thứ nhất sang đầy can thứ hai, như vậy can thứ nhất còn 2 lít. Đổ nước từ can thứ hai sang đầy can thứ ba, như vậy can thứ ba có 5 lít. Đổ nước lại từ can thứ ba sang can thứ nhất, như vậy can thứ nhất có 7 lít.

Giaibaitap.me

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment