Bài 11: Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 – SBT

0

Bài tập 1 trang 45, 46 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12

Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý đúng.

1.Trật tự thế giới mới được xác lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. trật tự thế giới hai cực Ianta. 

B. trật tự thế giới đa cực.

C. trật tự thế giới đơn cực do Mĩ đứng đầu.

D. trật tự Vécxai – Oasinhtơn.

2. Đặc trưng nổi bật nhất của tình hình thế giới trong thời gian nửa sau thế kỉ XX là:

A. sự thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, CNXH vượt ra khỏi phạm vi một nước và trở thành hệ thống thế giới.

B. Mĩ ngày càng giàu mạnh, vươn lên vị trí số một thế giới.

C. cao trào giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh, dẫn đến sự sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

D. thế giới bị chia thành hai cực – hai phe : TBCN và XHCN do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe.

3. Sự kiện đánh dấu CNXH trở thành hệ thống thế giới là:

A. cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu giành thắng lợi trong những năm 1945 – 1946.

B. thắng lợi của cách mạng Việt Nam năm 1945.

C. thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949.

D. thắng lợi của cách mạng Cuba năm 1959.

4. Nét nổi bật chi phổi quan hệ quốc tế nửa sau thế kỉ XX là:

A. nhiều cuộc chiến tranh cục bộ đã xảy ra.

B. tình trạng đối đầu gay gắt giữa hai siêu cường, hai phe mà đỉnh cao là tình trạng chiễn tranh lạnh kéo dài hơn bổn thập kỉ.

C. Chiến tranh lạnh chấm dứt, thế giới chuyển sang xu thế hoà dịu, đối thoại và hợp táC.

D.nhiều cuộc xung đột do mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ,…đã xảy ra.

5. Đặc điểm nổi bật nhất của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật ngày nay là:

A. khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

B. cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực công nghệ.

C. cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật diễn ra với quy mô, nội dung và nhịp điệu chưa từng thấy.

D. cách mạng khoa học – kĩ thuật đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết như đào tạo nhân lực, bảo vệ môi trường sinh thái,…

Trả lời:

 


Bài tập 2 trang 46 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12

Hãy điền chữ Đ vào ô □ trước câu đúng hoặc chữ S vào ô □ trước câu sai.

 1. Trong nhiều thập kỉ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống XHCN đã trở thành một lực lượng hùng hậu vế chính trị, quân sự, kinh tế, khoa học – kĩ thuật.

 2. Sự tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu là mốc đánh dấu sự tan rã của chủ nghĩa xã hội khoa học.

 3. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000, một cao trào giải phóng dân tộc đã bùng lên mạnh mẽ, một số nước đã giành được độc lập.

4. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản trở thành ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới.

5. Cả hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đều thu được những nguồn lợi khổng lổ thông qua cuộc Chiến tranh lạnh kéo dài hơn bốn thập kỉ.

6. Sau Chiến tranh lạnh, thế giới chuyển sang xu thế hoà dịu, đối thoại, hợp tác phát triển.

7. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật diễn ra chủ yếu về lĩnh vực công nghệ nên được gọi là cuộc cách mạng khoa học – công nghệ.

8. Xu thế toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ từ những năm đấu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

9. Xu thế toàn cáu hoá vừa tạo thời cơ, vừa đặt ra những thách thức đối với các dân tộc trong quá trình hội nhập. 

Trả lời:

Đ: Trong nhiều thập kỉ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống XHCN đã trở thành một lực lượng hùng hậu vế chính trị, quân sự, kinh tế, khoa học – kĩ thuật.

 S: Sự tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu là mốc đánh dấu sự tan rã của chủ nghĩa xã hội khoa học.

 Đ: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000, một cao trào giải phóng dân tộc đã bùng lên mạnh mẽ, một số nước đã giành được độc lập.

 Đ: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản trở thành ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới.

S: Cả hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đều thu được những nguồn lợi khổng lổ thông qua cuộc Chiến tranh lạnh kéo dài hơn bốn thập kỉ.

 Đ: Sau Chiến tranh lạnh, thế giới chuyển sang xu thế hoà dịu, đối thoại, hợp tác phát triển.

 S: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật diễn ra chủ yếu về lĩnh vực công nghệ nên được gọi là cuộc cách mạng khoa học – công nghệ.

S: Xu thế toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ từ những năm đấu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

 Đ:Xu thế toàn cáu hoá vừa tạo thời cơ, vừa đặt ra những thách thức đối với các dân tộc trong quá trình hội nhập. 


Bài tập 3 trang 47 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12

Hãy nêu và phân tích những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới hiện đại từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000

Trả lời:

1. Sự xác lập của trật tự hai cực Yalta  do Xô-Mỹ đứng đầu đã chi phối nền chính trị thế giới.

2. CNXH đã vượt khỏi phạm vi một nước và trở thành một hệ thống thế giới.

3. Sự phát triển mạnh của phong trào GPDT ở Á, Phi, Mỹ La-tinh, các nước này  tích cực tham gia và giữ vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới, góp phần  làm thay đổi căn bản hệ thống thế giới. Sau khi giành độc lập  đã đạt nhiều thành tựu về kinh tế xã hội, tuy nhiên vẫn còn xung đột.

4. Hệ thống đế quốc chủ nghĩa  có chuyển biến:

–   Mỹ  vươn lên là  nước đế quốc giàu mạnh, và mưu đồ làm bá chủ thế giới, nhưng thất bại ở Chiến tranh Việt Nam.

–   Nhờ có sự tự điều chỉnh kịp thời, kinh tế các nước tư bản tăng trưởng liên tục, như Nhật, Đức, và hình thành các trung tâm  kinh tế lớn của thế giới.

–  Dưới tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật, sự phát triển mạnh của lực lương  sản xuất, dẫn đến sự liên kết kinh tế  khu vực, EEC-EU.  Mỹ,EU và Nhật Bản là ba trung tâm kinh tế  lớn của thế giới.

5. Nổi bật nhất là  sự đối đầu giữa hai siêu cường dẫn đến tình trạng “chiến tranh lạnh”  kéo dài nhiều thập kỷ. Ở nhiều nơi diễn ra chiến tranh cục bộ ( Đông Nam Á, Trung Đông ). Chiến tranh lạnh  chấm dứt, chuyển sang xu thế hòa dịu, đối thoại, hợp tác phát triển, tuy nhiên vẫn còn xung  đột  sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ.

6. Cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật, khoa học – công nghệ bắt đầu từ Mỹ và đã lan nhanh ra toàn thế giới, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, xu thế toàn cầu hóa  lan nhanh ra toàn thế giới, đòi hỏi các quốc gia  phải có lời giải đáp, thích ứng để kịp thời, khôn ngoan nắm bắt thời cơ, tránh việc bỏ lỡ cơ hội và tụt hậu.


Bài tập 4 trang 47 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12

Sau Chiến tranh lạnh, chiến lược phát triển của hầu hết các quốc gia được điều chỉnh như thế nào ? Tại sao lại có sự điều chỉnh như vậy ?

Trả lời:

Sau Chiến tranh lạnh, chiến lược phát triển của hầu hết các quốc gia được điều chỉnh:

+ Trật  tự hai cực I-an-ta sụp đổ.Một trật tự thế giới đang dần dần hình thành theo xu hướng đa cực.

+  Các quốc gia tập trung phát triển kinh tế

+ Mỹ đang ra sức thiết lập một trật tự thế giới  “đơn cực” để làm bá chủ thế giới,nhưng không thực hiện được.

+  Sau “chiến tranh lạnh”, nhiều khu vực thế giới không ổn định, nội chiến, xung đột quân sự kéo dài (Ban-căng, châu Phi, Trung Á).

–   Sang thế kỷ XXI, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển đang diễn ra thì vụ khủng bố 11.09.2001 ở nước Mỹ đã đặt các quốc gia, dân tộc đứng trước những thách thức của chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường, gây ra những tác động to lớn, phức tạp với tình hình chính trị thế giới và trong quan hệ quốc tế.

–   Ngày nay, các quốc gia dân tộc vừa có những thời cơ phát triển thuận lợi, đồng thời vừa phải đối mặt với những thách thức vô cùng gay gắt.

*Có sự điều chỉnh như vậy vì: Lúc này phát triển kinh tế mới là xây dựng được sức mạnh thực sự của quốc gia.


Bài tập 5 trang 48 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12

Hãy nêu các xu thế phát triển của thế giới hiện nay. Tại sao nói : Toàn cầu hoá vừa tạo ra thời cơ, vừa đặt ra thách thức đối với các dân tộc ?

Trả lời:

* Sang thế kỷ XXI, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển

* Toàn cầu hoá vừa tạo ra thời cơ, vừa đặt ra thách thức đối với các dân tộc vì:

Thứ nhất, xét về mặt cơ hội, “Toàn cầu hóa” là cơ hội mang tính lịch sử, cơ hội lớn cho sự phát triển của tất cả các nước, nhất là các nước đang phát triển.

Xu thế của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển. Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược, lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, mở rộng hội nhập, tăng cường hợp tác, tham gia vào liên minh khu vực và thế giới. Vì thế, các nước đang phát triển có thể khai thác nguồn đầu tư khoa học – công nghệ từ các nước khác theo phương châm đi tắt, đón đầu, rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước. Các nước cần tranh thủ thời cơ và những thuận lợi đó, và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.

Thứ hai, “Toàn cầu hóa” là thách thức bởi vì :

– Nó tạo ra nguy cơ tụt hậu cho các nước đang phát triển nếu bỏ lỡ cơ hội.

– Hội nhập là điều không thể tránh khỏi, nhưng đòi hỏi phải có sự nhận thức tìm ra con đường đúng đắn để phát triển lợi thế, nếu không sẽ dễ rơi vào những sai lầm, rủi ro.

–  Điểm xuất phát của các nước đang phát triển thường rất thấp, trình độ phát triển thấp, nguồn nhân lực hạn chế, cơ sở hạ tầng yếu kém cho nên hòa nhập vào thế giới là điều khó khăn.

– Sự cạnh tranh gay gắt của thị trường thế giới, của các quan hệ kinh tế còn nhiều bất bình đẳng, gây thiệt hại cho các nước đang phát triển.

– Sử dụng nguồn vốn nước ngoài thì phải tính đến hậu quả, chống thất thoát.

–  Nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc.

–  Nguy cơ về ô nhiễm môi trường .

Việt Nam cũng nằm trong xu thế chung đó, Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định : “Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kì mới, đó là vấn đề sống còn của Đảng và nhân dân ta”.

Giaibaitap.me

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment