Bài 4: Lễ độ – SBT
Bài tập 1 trang 13 Sách bài tập (SBT) GDCD 6
Bài tập 1: Theo em, thế nào là lễ độ ?
Trả lời
– Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.
Bài tập 2 trang 14 Sách bài tập (SBT) GDCD 6
Bài tập 2: Em hãy tìm một số biểu hiện của lễ độ và thiếu lễ độ thể hiện qua lời ăn, tiếng nói, cử chỉ..
Trả lời
– lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người khi giao tiếp với người khác
+ Gọi dạ bảo vâng
+ Đi thưa về chào
+ Kính già yêu trẻ
+ Tiên học lễ hậu học văn
– Thiếu lễ độ: không coi ai ra gì, nói năng thô kệch,
Bài tập 3 trang 14 Sách bài tập (SBT) GDCD 6
Bài tập 3: Theo em, việc cư xử lễ độ với mọi người có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời
Ý nghĩa:
– thể hiện sự quan tâm, đối xử với người khác.
– Biểu hiện của người có văn hóa, có lòng tự trọng, có đạo đức, được mọi người quý mến.
Bài 4,5,6,7 trang 15 Sách bài tập (SBT) GDCD 6
Bài tập 4: Ý kiến nào sau đây là đúng nhất vê lễ độ ?
A. Là cách cư xử đúng mực trong khi giao tiếp với người khác B.Là cách cư xử khéo léo trong khi giao tiếp với người khác
C. Là cách cư xử gần gũi trong khi giao tiếp với người khác
D. Là cách cư xử thận trọng trong khi giao tiếp với người khác
Bài tập 5: Em không đồng ý với ý kiên nào sau đây ?
A. Lễ độ giúp quan hệ bạn bè cùng lớp trở nên tốt hơn
B. Lễ độ giúp con người sống có văn hoá
C. Chỉ cần lễ độ với người lớn tuổi
D. Lễ độ là thể hiện con người có đạo đức
Bài tập 6: Em đồng tình với hành vi nào sau đây ?
A. Ân cần, cởi mở với các bạn trong lớp
B. Nói trống không với người lớn tuổi
C. Nói tên bố mẹ các bạn trong lớp
D. Trêu chọc bạn khuyết tật
Bài tập 7: Cư xử lễ độ thể hiện điều gì ?
A. Truyền thống tương thân tương ái
B. Sự tự trọng, có văn hoá, quan tâm đến mọi người.
C. Cách học làm sang
D. Biết ơn người giúp mình
Trả lời
Trả lời:
Câu | Đáp án |
Câu 4 | A |
Câu 5 | C |
Câu 6 | A |
Câu 7 | B |
Bài tập 8 trang 15 Sách bài tập (SBT) GDCD 6
Bài tập 8:
Tan học, Mai và Hoà đang trên đường về nhà thì có một cụ già trông gầy yếu tiến lại hỏi thăm đường. Mai đang định trả lời cụ thì Hoà ngăn lại :
– Kệ cụ ấy, mình phải đi nhanh về kẻo muộn, thời gian đâu mà giúp mấy người già không quen biết.
Hoà quay sang cụ già nói :
– Này cụ già, cụ đi hỏi người khác đi, tụi cháu không có thì giờ đâu.
Câu hỏi :
1/Em có nhận xét gì về cách ứng xử của bạn Hoà trong tình huống trên ? 2/Nếu em là Mai, em sẽ có cách ứng xử như thế nào?
Trả lời
Cách ứng xử của Hoà là biểu hiện thiếu lễ độ đối với người lớn tuổi. Nếu là Mai, em sệ chỉ đường giúp cụ và nói với Hoà không nên có cách ứng xử như thế với mọi người, nhất là người lớn tuổi.
Bài tập 9 trang 16 Sách bài tập (SBT) GDCD 6
Bài tập 9:
Cô giáo dạy môn Địa lí là một cô giáo tré mới ra trường, cô được phân công dạy lớp 6A, khi cô vừa bước vào lớp, cả lớp đứng dậy chào cô. Bỗng :
– Ọ… ọ e hèm !
Tiếng phát ra từ bạn Long ở bàn đầu tiên, kèm theo đó là nụ cười nửa miệng đầy vẻ trêu chọc.
Câu hỏi :
Theo em, hành vi của bạn Long thế hiện điều gì ? Nếu em là bạn cùng lớp với Long, em sẽ làm gì ?
Trả lời
Hành vi của Long thể hiện thiếu văn hoá, thiếu lễ độ với cô giáo dạy mình.
Nếu là bạn của Long, em sẽ khuyên Long phải tôn trọng và biết cư xử đúng mực với các thầy cô.
Bài tập 10 trang 16 Sách bài tập (SBT) GDCD 6
Bài tập 10: Nhìn thấy cô giáo cũ đang đến gần, Dũng nghĩ : Cô ấy không còn dạy mình nữa, chẳng cần chào đâu.
Câu hỏi . Em đánh giá thế nào về suy nghĩ đó của Dũng ?
Trả lời
Dũng có suy nghĩ sai. Học sinh cần phải biết lễ độ, tôn trọng các thầy cô, dù là bây giờ không còn dạy mình nữa.
Bài tập 11 trang 16 Sách bài tập (SBT) GDCD 6
Bài tập 11:
Nếu các bạn lớp em hay làm việc riêng hoặc nói chuyện trong giờ học mà không nghe thầy cô giáo giảng bài thì em sẽ khuyên các bạn như thế nào ?
Trả lời
Em sẽ bảo các bạn trật tự, các bạn nói truyện trong giờ học mà không nghe cô giáo giảng bài là không tôn trọng, không lễ độ với người lớn hơn tuổi.
Trong câu chuyện trên, bạn học sinh đã có hành vi như thế nào ?
Trả lời:
Trong câu truyện trên,bạn học sinh đã có hành vi vô lễ với cô giáo. Hình vi của bạn trong lớp là không thể chấp nhận được. Bạn học sinh luôn phá cô. “Mỗi lần lên lớp, đứa nào đứa nấy cũng e dè, không dám nói chuyện thoải mái nữa. Còn tôi, tôi vẫn mặc, cô giảng, tôi nghe, cô quay lên bảng, tôi quay ra sau lôi sách đứa bạn… cứ thế cô bắt gập nhiều lần, nhưng mà chẳng nói năng gì… tôi đắc thắng : cô thua mình rồi !”
Hành vi của bạn học sinh là đáng lên án và không đúng với quy định của nhà trường.
Giaibaitap.me
Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi