Đề kiểm tra học kỳ 1 – SBT
Đề kiểm tra học kỳ I
Đề số 1:
Câu 1 (4,0 điểm): Cuộc Duy tân Minh Trị có nội dung và ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
*Nội dung:
Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một cuộc cải cách tiến bộ nhầm đưa Nhật Bản thoát khỏi tinh trạng một nước phong kiến lạc hậu với những nội dung cơ bản sau:
-Về chính trị: Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới, trong đó đại biểu của tầng lớp quý tộc tư sản hoá đóng vai trò quan trọng, thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân. Năm 1889, Hiến pháp mới được ban hành, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.
-Về kinh tế: Chính phủ đã thi hành các chính sách thổng nhất tiến tệ, thống nhất thị trường, cho phép mua bán ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống
-Về quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ quân sự thay thế cho chế độ trưng binh. Công nghiệp đóng tàu chiến được chú trọng phát triển, tiên hành sản xuất vũ khí, đạn dược và mời chuyên gia quân sự nước ngoài …
-Về giáo dục: Chính phủ thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học – kĩ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh giỏi đi du học ở phương Tây…
*Ý nghĩa:
– Cuộc Duy tận Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, đưa Nhật Bản từ một nước phong kiến lạc hậu trở thành một nước tư bản chủ nghĩa hùng mạnh ở châu Á. Do đó, Nhật Bản là nước duy nhất ở châu Á thoát khỏi sự xâm lược và thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
-Cuộc Duy tân Minh Trị tạo nên những thay đổi cơ bản trong xã hội Nhật Bản trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá và giáo dục.
Câu 2 (4,0 điểm): Nguyên nhân sâu xa và duyên cớ trực tiếp của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
Trả lời:
-Nguyên nhân sâu xa:
+ Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đều giữa các nước tư bản về kinh tế và chính trị đã làm thay đổi sâu sắc lực lượng giữa các nước đế quốc.
+ Mâu thuẫn về vấn đế thuộc địa đã dẫn tới các cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên nhằm phân chia thuộc địa : Chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha năm 1898, Chiến tranh Anh – Bô-Ơ (1899 – 1902), Chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905).
+ Để chuẩn bị một cuộc chiến tranh lớn nhằm tranh giành thị trường, thuộc địa, các nước đế quốc đã thành lập hai khối quân sự đối lập : khối Liên minh gồm Đức – Áo – Hung (1882) và khối Hiệp ước của Anh, Pháp và Nga (1907). Cả hai khối đều tích cực chạy đua vũ trang nhằm tranh nhau làm bá chủ thế giới.
đến năm 1913 đã tạo cơ hội cho chiến tranh bùng nổ. Ngày 28-6-1914, thái tử Áo-Hung bị một người Xéc-bi ám sát tại Bô-xni-a.
Giới quân phiệt Đức, Áo chớp cơ hội đó để gây chiến tranh.
Câu 3 (2,0 điểm): Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
– Chính sách mới đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản của nước Mĩ trong cơn khủng hoảng nguy kịch.
– Nhà nước đã tăng cường vai trò của mình trong việc cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới, khôi phục sản xuất, xoa dịu mâu thuẫn giai cấp trong xã hội Mĩ.
-Chính sách mới góp phần làm cho nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản.
-Chính sách mới là bài học kinh nghiệm cho một sổ nước tư bản phương Tây nhằm thoát khỏi cuộc khủng hoảng.
Đề kiểm tra học kỳ 1 – Đề số 2
Câu 1 (2,0 điểm) : Những sự kiện nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX, Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa ?
Trả lời:
– Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng ở Nhật Bản. Công nghiệp, ngành đường sắt, ngoại thương, hàng hải đều có những chuyển biến quan trọng.
– Việc đẩy mạnh công nghiệp hoá kéo theo sự tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng. Nhiều công ti độc quyến xuất hiện như: Mít-xưi, Mít-su-bi-si… Các công ti này làm chủ nhiều ngân hàng, hầm mỏ, xí nghiệp, đường sắt, tàu biển… và có khả năng chi phối, lũng đoạn cả kinh tế lẫn chính trị ở Nhật Bản.
– Giới cầm quyền Nhật Bản thi hành chính sách xâm lược và bành trướng. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược : Chiến tranh Đài Loan (1874), Chiến tranh Trung – Nhật (1894 – 1895) và Chiên tranh Nga – Nhật (1904 – 1905).
– Tầng lớp quý tộc, võ sĩ Samurai có ưu thế chính trị rất lớn khi Nhật Bản tiến lên tư bản chú nghĩa. Họ chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự. Vì thế, đế quốc Nhật có đặc đỉểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.
Câu 2 (4,0 điểm): Tại sao năm 1917, nước Nga diễn ra hai cuộc cách mạng ?
Năm 1917, nước Nga diễn ra hai cuộc cách mạng : Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười.
– Tháng 2-1917, cuộc cách mạng dân chủ tư sản bùng nổ ở Nga. Cuộc Cách mạng tháng Hai thắng lợi: chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng bị sụp đổ, bầu ra các Xô Viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính, giai cấp tư sản thành lập chính phủ lảm thời, nước Nga trở thành nước cộng hoà
– Sau Cách mạng tháng Hai, một tình hình chính trị phức tạp chưa từng có đã diễn ra ở nước Nga. Đó là tình trạng hai chính quyến song song tồn tại. Chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính. Hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể cùng tổn tại lâu dài.
– Trước tình hình đó, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã chuẩn bị kế hoạch, lãnh đạo nhân dân Nga tiến hành cuộc cách mạng thứ hai, đó là Cách mạng tháng Mười nhằm lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời.
Vì thế, năm 1917, nước Nga đã diễn ra hai cuộc cách mạng
+ Cách mạng tháng Hai là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, đã lật đổ được chế độ quân chủ chuyên chế.
+ Cách mạng tháng Mười là cuộc cách mạng vô sản, đã lật đổ được Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản.
Câu 3 (4,0 điểm) : Nến kinh tế Mĩ trong thập kỉ 20 của thế kỉ XX phát triển như thế nào ? Nguyên nhân dẫn tới sự phát triển đó là gì ?
Trả lời:
Nền kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX phát triển như thế nào ?
Nguyên nhân dẫn tới sự phát triển đó là gì ?
*Sự phát triển của nền kinh tế Mĩ
-Các ngành kinh tế đều có mức tăng trưởng cao. Chỉ trong vòng 6 năm (1923 – 1929), sản lượng công nghiệp tăng 69%. Năm 1929, Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp toàn thế giới, vượt qua sản lượng công nghiệp của 5 cuờng quốc công nghiệp trong lĩnh vực sản xuất ô tô, thép, dầu mỏ
-Đặc biệt, sự bùng nổ của ngành sản xuất ô tô đã tác động mạnh đến các ngành công nghiệp khác. Năm 1919, nước Mĩ sản xuất được 7 triệu ô tô, đến năm 1924 đạt 24 triệu chiếc.
-Về tài chính, từ chỗ phải vay nợ châu Âu 6 tỉ đôla trước chiến tranh, Mĩ đã trở thành chủ nợ của thế giới. Năm 1929, Mĩ nắm 60% số vàng dự trữ của thế giới.
– Mặc dù vậy, do sự phát triển kinh tế chạy theo lợi nhuận, theo chủ nghĩa tự do thái quá, đã đưa đến sự phát triển không đồng bộ.
*Nguyên nhân của sự phát triển:
– Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đem lại “những cơ hội vàng” cho nước Mĩ. Mĩ đã tranh thủ chiến tranh để bán vũ khí cho cả hai phe của cuộc chiến và mang lại nguồn lợi nhuận khổng lổ.
– Với nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao trong suốt những năm trong và sau chiến tranh, Mĩ đã trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất.
– Cùng với lợi thế đó, việc cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền và mở rộng quy mô sản xuất đã đưa nền kinh tế Mĩ bước vào thời kì phồn vinh.
– Mĩ là nước không chịu sự tàn phá của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Giaibaitap.me
Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi