Những ý chính khi phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt
Những ý chính khi phân tích nhân vật bà cụ Tứ
– Lúc đầu bà cụ không ngờ con có vợ nên không hiểu người đàn bà trong nhà mình là ai, vì bà cụ nghĩ tình cảnh con mình.
– Nhưng khi biết con mình “nhặt” được về thì lòng bà mẹ nghèo khổ “hiểu ra biết bao cơ sự”: buồn, lo, tủi cực, ai oán xót thương: người ta có gặp nạn đói mới lấy đến con mình, lấy vợ vào lúc này thì lấy gì mà nuôi nhau (“Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá”).
– Dù sao người ta chịu lấy con mình thì cũng đáng quí. Bà cụ thương con nên cũng thương dâu.
– Làm mẹ đã không lo nổi cho con, nay con có vợ thì cũng mừng và phải thấy có trách nhiệm với nó. Bà cụ cố nén nỗi buồn, nỗi lo, động viên con tin ở sự sống và tương lai. Động viên bằng hành động dọn dẹp, sửa sang nhà cửa, đọng viên bằng những chuyện vui, chuyện tương lài sáng sủa. (“bà mẹ Tràng cũng nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rã hẳn lên. Bà lão xăm xắn thu gọn, quét tước nhà cửa. Hình như ai nấy đều có ý nghĩ rằng thu xếp cửa nhà cho quang quẽ, nề nếp thì cuộc dời họ có thể khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn (…). Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này”).
Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi