Bài 16: Ôn tập chương 1 và 2
1. Dấu tích của sự xuất hiện những người đầu tiên trên đất nước ta ? Thời gian ? Địa điểm ?
Trả lời:
Địa điểm |
Thời gian |
Hiện vật |
Hang Thẩm Hai – Thẩm Khuyên (Lạng Sơn) |
Hàng chục vạn năm
|
Chiếc răng của Người Tối cổ |
Núi Đọ (Thanh Hóa) Xuân Lộc (Đồng Nai) |
40 – 30 vạn năm |
Công cụ bằng đá của những người nguyên thủy được ghè đẽo thô sơ |
Phùng Nguyên, Cồn Châu Tiên, Bến Đò |
4000 – 3500 năm |
Nhiều công cụ đồng thau |
2. Xã hội nguyên thủy Việt Nam trải qua những giai đoạn nào ?
Trả lời:
Giai đoạn |
Địa điểm |
Thời gian |
Công cụ sản xuất |
Người Tối cổ |
Sơn Vi |
Hàng chục vạn năm |
Đồ đá cũ, công cụ đá ghè đẽo thô sơ. |
Người tinh khôn , giai đoạn đầu. |
Hoà Bình, Bắc Sơn |
40 – 30 vạn năm |
Đồ đá giữa và đồ đá mới, công cụ đá được mài tinh xảo |
Người tinh khôn giai đoạn phát triển. |
Phùng Nguyên |
4000 – 3500 năm |
Thời đại kim khí, công cụ sản xuất bằng đồng thau, sắt. |
3. Những điều kiện dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc?
Trả lời:
– Vùng cư trú: mở rộng (rời khỏi hang động đến định cư ở vùng chân núi, thung lũng ven khe suối, vùng đồng bằng ven các con sông lớn, …)
– Cơ sở kinh tế: phát triển, công cụ được cải tiến, sự phân công lao động
– Quan hệ xã hội : hình thành bộ lạc, chiềng chạ, sự phân hóa giàu nghèo.
– Nhu cầu thủy lợi,bảo vệ mùa màng, chống ngoại xâm.
4. Những công trình văn hóa tiêu biểu của thời Văn Lang – Âu Lạc.
Trả lời:
– Hiện vật tiêu biểu cho văn minh Văn lang – Âu Lạc là Trống đồng .
– Công trình tiêu biểu cho văn minh Văn lang – Âu Lạc là thành Cổ Loa .
– Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ nói lên cội nguồn của dân tộc .
– Truyền thuyết Sơn Tinh –Thủy Tinh nói lên việc chống lũ lụt , bảo vệ mùa màng của dân tộc .
– Truyện thánh Gióng nói lên truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta
Giaibaitap.me
Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi