Giải VBT Ngữ Văn 9 Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

0

Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

1. Đọc đoạn văn và cho biết câu nào trong đoạn không phải là câu miêu tả?

Trả lời:

– Trong đoạn văn đã cho các câu văn không phải câu văn miêu tả là câu 1 (Trong các miền hoa trái nước ta, có bốn loại bởi nổi tiếng, bưởi Đoan Hùng ở Phú Thọ, bưởi đỏ Mê Linh ở Vĩnh Phúc, bưởi Long Thành ở Đồng Nai và bưởi Phúc Trạch ở Hà Tĩnh) và câu 2 (Người sành nhìn hình dáng quả bưởi đã có thể biết được bưởi vùng nào)

2. Bài tập 1 (tr. 29, SGK)

Trả lời:

– Hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt Nam:

+ Con trâu đã gắn bó ngàn đời với người nông dân Việt Nam, trâu giúp người nông dân trong công việc đồng áng. Con trâu với dáng vẻ quen thuộc Con trâu đi trước, cái cày theo sau,… Người nông dân đã coi Con trâu là đầu cơ nghiệp, là người bạn tốt của mình: Sau một ngày lao động, chiều xuống, trâu đủng đỉnh trên đường về làng, với dáng đi khoan thai chậm rãi; những ngày mùa, trâu nằm cạnh đông rơm, chậm rãi nhai,… Hình ảnh ấy gợi lên sự yên bình của làng quê Việt Nam

– Con trâu trong việc làm ruộng: trâu lầm lũi, gò lưng kéo cày, chân sục dưới bùn, bì bõm dưới nước,…

– Con trâu trong một số lễ hội: lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên, lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng và một số tỉnh khác

– Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn:

+ Hình ảnh trâu đủng đỉnh gặm cỏ trên đồng, trên bãi, ven đê, ven đường làng.

+ Hình ảnh chú bé chăn trâu ngồi trên lưng trâu thổi sáo giữa đồng quê thường được coi là biểu tượng cho cuộc sống thanh bình của quê hương Việt Nam.

+ Những kỉ niệm tuổi thơ thường gắn với những trò chơi của trẻ em khi chăn trâu như bắt dế, đánh trận giả, chơi chọi (cỏ) gà,…

3. Bài tập 2, tr. 29, SGK

Trả lời:

Đoạn văn tham khảo:

Nhắc đến nông thôn Việt Nam ta nhớ ngay đến hình ảnh từng đàn trâu thong dong gặm cỏ trên những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Với người nông dân Việt con trâu là đầu cơ nghiệp, là cả gia tài. Mỗi buổi sáng sớm dạo bước trên những con đường làng, không hiếm để bắt gặp hình ảnh ra đồng của người nông dân với con trâu đi trước cái cày theo sau. Sau những giờ bì bõm dưới bùn, còng lưng kéo cày trâu thong dong gặm cỏ trên đồng. Dưới gốc đa đầu làng vào những buổi trưa hè nắng gắt, trâu chậm dãi nằm nhai lại những nắm cỏ nhai vội buổi sáng. Chiều xuống, từng đàn trâu nối đuôi nhau đủng đỉnh trở về làng trong ánh chiều tà tà. Những hình ảnh ấy từ lâu đã trở thành biểu tượng cho cuộc sống bình yên ở làng quê Việt Nam. Không biết tự bao giờ trâu cũng đã đi vào ước mơ về một cuộc sống giản dị, ấm no, hạnh phúc của lứa đôi: Trên đồng cạn dưới đòng sâu/ Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa. Trâu quả là người bạn tri kỉ của những người dân quê mộc mạc quanh năm chân lấm tay bùn.

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment