Review sách Thay Đổi Tư Duy – Hãy Cứ Phi Lý Đi

0

Thay Đổi Tư Duy – Hãy Cứ Phi Lý Đi
Tác giả: Rod Judkins

Giới thiệu sách:
“Dành cho những ai muốn thoát khỏi vùng an toàn, thay đổi tư duy để từ đó thay đổi toàn diện con người hiện tại của mình. Khuôn mẫu – Sáng tạo. Đồng nhất – Khác biệt. Đấu tranh – Thỏa hiệp. Thất bại – Thành công. Tất cả tạo nên một ranh giới giữa “bình thường” và “phi thường”.

Nếu bạn muốn tạo ra giá trị chứ không chỉ là sản xuất đơn thuần, hãy nghĩ về con người mà bạn muốn trở thành, con đường mà bạn muốn đi. Và cuốn sách này sẽ giúp bạn tìm cách THỰC HIỆN chúng.

Review sách:
Thay đổi tư duy là cuốn sách nói về sự sáng tạo, sức mạnh tạo nên cuộc sống muôn màu của con người. Ở tác phẩm lần này, Rod Judkins đã khéo léo phơi bày sự nội dung chính dưới góc nhìn đa chiều nhằm giúp độc giả không suy nghĩ theo lối mòn khi nghĩ về sáng tạo. Có thể nói, với bố cục đơn giản, phong cách trẻ trung và giọng văn pha chút hài hước, Thay đổi tư duy là cuốn sách sẽ khiến bất cứ người trẻ cũng muốn đọc.

Tư duy phi lý đã sớm xuất hiện và thấy tính phá vỡ cũng như những hạt nhân hợp lý của chúng, khẳng định rằng chính những điều phi lý góp phần tạo nên các sáng tạo và giá trị mới, đồng thời cũng phần nào trả lời câu hỏi vừa vĩ mô lại vừa đời thường vệ sự hiện hữu đời thường.

“Thay đổi tư duy hãy cứ phi lý đi” không phải là cuốn sách mang tư tưởng triết học mà là sự thừa hưởng hướng tới các tư duy độc lạ, và khuyến khích con người bước chân ra khỏi các vùng an toàn đã được vạch sẵn qua thời gian. Đối với bất kỳ bộ môn khoa học nào, đặc biệt là nghệ thuật, sự phá vỡ quy tắc là một phần tất yếu của sáng tạo. Các luồng kiến thức mới khi xuất hiện chúng đã vốn không dễ dàng được tiếp nhận để chạm chân tới bước thừa nhận. Cùng quay về quá khứ và câu chuyện “Trái đất quay quanh mặt trời hay mặt trời quay quanh trái đất” nó là minh chứng của tư duy mới và cách mà loài người đối diện với một tri thức mới. Nó không hề dễ dàng.

Bên trong cuốn sách này tác giả đề cập nhiều đến các khía cạnh của những việc làm kích cầu dám làm, dám nghĩ. Dù là quá khứ hay hiện tại nhân loại hãy sẽ còn các sự dè chừng đối với các phát minh mới. Nhưng như câu nói là chính tác giả cũng đã nhắc “Đôi khi chính người điên mới là người tạo nên thế giới này”

Một trong 2 yếu tố theo tôi có sự gắn kết nhất trong toàn bộ cuốn sách này, đó là: Sáng tạo phải mang lại giá trị thật sự và làm việc vì đam mê. Đúng vậy, đam mê là thứ xuất phát từ chính bên trong mỗi cá nhân và đó là thứ chi phối hầu hết hành động của ta. Theo đuổi đam mê nghĩa là chúng ta đang theo đuổi những giá trị tích cực, nhằm xây dựng một điều gì đó tốt đẹp hơn. Đó có thể là văn hóa, ngành nghề, cộng đồng,… trong 1 lĩnh vực nào đó. Và bởi đam mê tạo ra giá trị tích cực nên sáng tạo + đam mê luôn là 2 người bạn song hành không thể tách rời.

Tiếp theo, các từ khóa như: Giới hạn, trì hoãn, tiêu chuẩn cũng là 3 trong những yếu tố mang tính liên kết đặc biệt với thông điệp Rod Judkins muốn truyền tải. Chúng là những năng lực cơ bản của một người sáng tạo. Đó là sự không giới hạn bản thân, không để sự trì hoãn chi phối và luôn tự đặt ra những tiêu chuẩn khắc nghiệt để trở nên tốt đẹp hơn.

Đó là cách mỗi người nhìn nhận và học hỏi về cuộc sống để không ngừng tự hoàn thiện, làm mới bản thân mỗi ngày
Và trên hết, với những người trẻ, đó là cách mà họ trưởng thành hơn với những suy nghĩ “phức tạp” bởi điều đó sẽ giúp họ không bị tụt hậu lại phía sau, trong một thế giới xoay chuyển không ngừng.

“ Dù điều bạn khao khát thực hiện là gì, cứ làm đi! Nếu đã cố gắng mà vẫn ra về trắng tay, ít nhất bạn đã thử”

Những bài học mình nhận được sau khi đọc xong cuốn sách:
1, Chúng ta phải có niềm tin sắt đá vào chính bản thân mình
2,Chúng ta vốn sống trong thế giới của sự mộng tưởng, hãy chung tay, đừng phỉ báng.
3, Trí tưởng tượng quan trọng hơn tri thức. Tri thức là hữu hạn. Còn trí tưởng tượng bủa vây thế giới này.
4, Ý tưởng về một sự vật quan trọng hơn sự tồn tại của sự vật ấy,
5, Hãy là tuyệt tác của chính mình, đừng tìm kiếm bản thân, hãy tạo ra nó.
6, Không ai có thể làm lại từ đầu một thứ đã xảy ra, nhưng ai cũng có thể bắt đầu ngay lúc này và tạo ra một kết thúc khác.
7, Hãy làm hết năng lực của bản thân, và tự phán xét chính mình.
8, Cái chưa biết là la bàn của tôi, cái chưa biết là từ điển, là khoa học và cũng là tiến trình của tôi.
9, Nếu không bao giờ làm những điều ngu ngốc, sẽ không có việc khôn ngoan nào được thực hiện.
10, Sự sáng tạo cần đến lòng dũng cảm cũng nhiều như nó cần đến tài năng.
11, Đừng trói chân bởi một dự án. Nếu bạn trót dành tình yêu cho một ý tưởng, bạn sẽ không nhìn thấy được giá trị của sự thay thế.
12, Hãy làm việc quan trọng thay vì việc cấp bách.
13, Học quan trọng hơn biết. Kiến thức là một nguồn dự trữ, nó sẽ ngày càng nhiều thêm.
14, Kỷ luật là cần thiết, nhưng cần có cả kỷ luật bản thân. Kỷ luật là thứ nên có thay vì là thứ không thể thiếu.
15, Một cái đầu sáng tạo là một cái đầu chủ động. Thế giới xoay quanh những con người sáng tạo.

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment