Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng người lái đò Sông Đà trong tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân

0

Đề bài: Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng người lái đò Sông Đà trong tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân nổi tiếng trong đời và trên văn đàn trước hết như một con người của chủ nghĩa “xê dịch” và ưa viết về những chuyện “xê dịch”. Những cái gì gây nên cảm giác mạnh là nguồn sống của văn ông. Ông đến với Sông Đà như đên với một người bạn tương đăc. Sự dữ dội, mãnh liệt và thơ mộng tuyệt vời của nó thu hút ông hêt sức mạnh mẽ. Không phải ngẫu nhiên mà ông dốc toàn bộ tài hoa ngôn ngữ của mình ra để tái hiện nó và làm truyền lan đến người đọc niềm thán phục, ngưỡng mộ sâu sắc đối với Sông Đà và người lái đò Sông Đà (cũng là cảnh và người Việt Nam rất đỗi đáng yêu, đáng quý).

Tùy bút Người lái đò Sóng Đà (1958) là tác phẩm xuất sắc nhất được trích trong tập Tùy bút Sông Đà (1960). Nó để lại dấu ấn sâu sắc về một con sông vùng Tây Bắc hung bạo, trữ tình, nhưng trước hết, điều ám ảnh nhất vẫn là hình tượng người lái đò một tay lái ra hoa’, một chiến binh đẹp như truyền thuyết hiên ngang trên thác dữ.

Đi vào thế giới đời thường để tìm đề tài, nhưng Nguyễn Tuân thường hướng ngòi bút của mình chạm đến những cái dị biệt độc đáo. Cái mà ông đã cảm nhận và viết thành văn là những cái rất đỗi bình thường nhưng đồng thời lại rực rỡ và sáng chói cực đỉnh, một sự phi thường giữa cuộc sống tường như không thể có những sự kiện, những địa danh, nhũng nhân vật… như vậy. Có thể dễ dàng nhận thấy điêu này trong thế giới nhân vật mà Nguyễn Tuân đã sáng tạo. Đó là một cụ Kép, lông mày bạc, tóc bạc, râu bạc, thấp thoáng giữa vườn lan “nguyện đem cái quãng đời xế chiều của một nhà nho để phụng sự hoa thơm cỏ quý” (Hương Cuội). Một cụ ông, triết nhân ngồi tính bước đi của thời gian, và “nhận thấy có một mùi thơ và một vị triết lí” trong hương thơm của một chén trà (Chén trà sương). Rồi khi đọc Chữ người từ tù với người hùng Huấn Cao, viết thư pháp trong ánh đuốc bừng sáng trong ngục tối, mang “những cái hoài bão tung hoành của một đời con người”… giữa đêm giao thời của sự sống và chết.

Trung thành với quan niệm sáng tạo, với mô típ riêng của mình như vậy, Nguyễn Tuân trong một chuyến đi thực tế tại vùng Sông Đà Tây Bắc, nhãn quan ông đã bắt gặp được mẫu hình và hồn văn ông đã tìm được tiếng rung khi diện kiến một người lái đò người Thái (Tây Bắc) và cuộc mưu sinh của ông. Và từ đây, bút văn của Nguyễn Tuân đã xây dựng được hình tượng người lái đò Sông Đà ẩn chứa tính cách vừa dữ dội của một chiến binh chinh phục thiên nhiên hung dữ, vừa là con người cực kì tài hoa mang cốt cách nghệ sĩ.

Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, người lái đò hùng dũng, oai phong như chạm khắc trên nền hình ảnh Sông Đà réo sóng hung dữ bạo liệt. Dường như nhà văn không bỏ sót một chi tiết nào cần miêu tả về nhân vật chính của mình. Mỗi chi tiết đều gợi được sự liên tường về cái phi thường hiện ra sừng sững thuyết phục. Bước vào “cái tuổi bảy mươi”, “đầu tóc bạc trắng”, “thân hình ông lái đò vẫn đẹp như một pho tượng tạc bang đá cẩm thạch”. Nước da ánh lên chất sừng chất mun. Cánh tay rắn chắc trẻ tráng “Tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh như kẹp lấy một cuống lái tưởng tượng”. Cặp mắt tinh anh, nhãn lực nhìn xa vời vợi. Ngoại hình của người lái đò còn được miêu tả gắn với những dấu tích trên thân thể và mỗi dấu tích là một thành tích, một sự kiện lịch sử của cuộc đời ông lão đã thầm lặng lập lên. Trên ngực của ông nổi lên một số “củ nâu” thương tích trên “chiến trường Sông Đà” một thứ “huân chương lao động siêu hạng”. Khó có thể trộn lẫn nhân vật được miêu tả này với những người bảy mươi tuổi khác, làm nghề nghiệp khác. Một ngoại hình gẳn với sức lực phi thường với cuộc sống chèo đò vượt thác đã thấm vào trong máu thịt và thể hiện ra trong từng động tác ngay khi cuộc sống đang diễn ra bình thường, ông lái đò là hình ảnh một người lao động mà sông nước đã in dấu vào trong từng chi tiết ngoại hình. Điều quan trọng là thông qua cách miêu tả này nhà văn đã ngầm gửi một thông điệp tới người đọc là nhân vật của ông mang sự khác thường ở chỗ nó không chỉ ở ngoại hình mà còn ở ý chí, nghị lực hướng tới, mà ở đây tuổi tác không làm mất đi sức sống mạnh mẽ và lòng yêu mến gắn bó với công việc.

Sau hơn mười năm chèo đò và chỉ huy một con thuyền có sáu mái chèo đã ngược xuôi Sông Đà trăm chuyến, chở da trâu, xương hổ. chè, cánh kiến về xuôi, ông nắm vững từng con thác, cái ghềnh. Chính quãng thời gian thử thách, đối mặt với thiên nhiên và sinh tử ấy đã tạo thành tri thức và tính cách trong ông lão: trí nhớ ông được rèn luyện cao độ bằng cách lẩy mắt mà nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cà những con thác hiểm trở. Sông Đà, đối với ông lái đò ấy, như một trường thiên anh hùng ca mà ông đã thuộc đến củ những cái chấm than chấm câu và những đoạn xuống dòng. Nhờ có tri thức ấy mà ông lão đã chiến thắng sự hung dữ của Sông Đà và trong âm vang “chiến trận” ấy người lái đò lại trở thành vị tướng đối mặt với hung dữ và chiến thắng nó bằng những mẹo mực rất “nhà binh”; ông lái đã nắm chắc dược binh pháp cua thần sông, thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá. Sự rèn luyện lao khổ và vượt gian nan đã biến người lái đò thành con người có kĩ năng kĩ xảo lao động tuyệt hảo tới mức tác giả ngợi ca như nghệ sĩ điêu luyện với “tay lái ra hoa” đã từng vượt qua bao trùng vây thạch trận, giao phong sinh từ với “lũ đá nơi ải nước”. Và những dòng văn của Nguyễn Tuân đã khắc họa thật sinh động hình ảnh của một con người gắn bó với lao động, yêu nghề sông nước, từng trải và giàu kinh nghiệm.

Cái hay của những tình tiết miêu tả là tái hiện được ông lão lái đò và dòng sông dữ thô ráp thành tràn đầy chất nghệ sĩ trong trường thiên anh hùng ca chiến trận sông nước thiên nhiên. Rõ ràng, yếu tố hiện thực đã được nghệ sĩ hóa tràn đầy chất thơ kiêu dũng. Và chính vì vậy tạo ra sức hút cho người đọc và sự khác biệt của Nguyễn Tuân.

Cuộc sống của người lái đò Sông Đà là một cuộc chiến đấu giành giật sự sống từ tay tử thân rình rập nơi những con thác luôn ẩn tàng nồi hiểm nguy, vẻ đẹp dữ dội này trong phâm chât người lái đò. được nhà văn tập trung bút lực miêu tả qua những tình tiết vượt thác. Thông qua những tình tiết này, Nguyễn Tuân đã dựng lên hình ảnh tài hoa nghệ sĩ chan hòa xuyên thấm vào với vẻ đẹp kiêu hùng của hình ảnh chiến sĩ. vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của ông lái đò gắn sự tài ba dũng mãnh của một vị thuyền trưởng dày dạn kinh nghiệm thủy chiến. Và đồng thời song hành với bản lĩnh chiến đấu, tinh thần dũng cảm phi thường. Xuôi theo dòng văn, người đọc cảm nhận rất rõ nét hình ảnh người lái đò lúc nào cũng ngạo nghễ vươn lên trên cái nền thiên nhiên hung dữ ghê rợn. Thiên nhiên ác hiểm cố nhấn chìm số phận của con người, dập vùi họ đây họ đên chô chết, nhung con người luôn quật cường và chiến thắng không chỉ bằng cơ băp mà băng cả trí tuệ bằng tình yêu công việc, nhờ đó hình ảnh được khắc họa trở lên tỏa sáng, sừng sững.

Ở trùng vây thứ nhất, bọn đá sông mở ra năm cửa trận hòng đánh lừa con thuyền, có bốn cửa tử và một cửa sinh, cửa sinh lại nằm lập lờ ở phía tả ngạn. Ông lái đò xung trận với khí thế nghênh chiến quyết thắng: “Thạch trận dàn bày vừa xong thì cái thuyền vụt tới”. Cảnh hỗn chiến ác liệt diễn ra. Những hòn đá “bệ vệ oai phong lẫm liệt” được nước thác “reo hò làm thanh viện” chúng liều mạng xông vào mà “đá trái” mà “thúc gối vào bụng và hông thuyền… Có lúc chúng đội cả thuyền lên”. Lúc này ông lái đò ở tư thế bị động, đối mặt với thiên nhiên. Tuy bị động nhưng cũng rất hiên ngang như một tướng soái. Nguy hiểm là vậy nhưng ông lái đò vẫn bình tĩnh “hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng”. Ngay cả lúc bị con thủy quái này đánh miếng đòn hiểm nhất “bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò”. Đối phương tung ra liên tiếp những binh chủng nước, mặt sóng sôi sùng sục như có lừa châm vào đầu sóng. Ông đò cố nén vết thương “hai chân vần kẹp lấy cuống lái” dù mặt méo bệch đi vì đau đớn nhưng tiếng chỉ huy của ông vẫn sắc lạnh, tỉnh táo, đưa con thuyền thoát khỏi nguy hiểm và tiến nhanh vào vòng vây thứ hai. Ở vòng vây thứ nhất, một con thuyền rất mong manh trước một đổi phương đông đảo, ranh ma. Tuy bị động nhưng ông đò đã chiến thắng bằng sự bình tĩnh, khôn ngoan và mưu trí.
Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, ông lái đã phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Bọn đá sông mở ra thêm nhiều cứa trận vô cùng hiểm trở, bổ trí nhiều cửa tử hơn và chỉ có một cửa sinh nhưng nằm lập lờ phía hữu ngạn: “Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá”. Trên sông đá Sông Đà đã thay đổi chiến thuật, không phải là tư thế của đô vật nữa mà là tư thế của hùm beo vồ mồi, một tư thế hiểm độc của thú dữ. Ông lái đò bắt đầu cuộc tấn công bằng cách “nắm chặt được cái bờm sóng đúng luồng rồi” ông cho con thuyền “phóng nhanh vào cửa sinh mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy”. Ông đò đã chuyên từ tư thế bị động sang chủ động. Nếu dòng thác là hùm beo thì ông lái đò đã có được tư thế của “Võ Tòng đả hổ, cưỡi lên thác Sông Đà phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ”. Đây là một tư thế đứng trên đầu kẻ thù. vẫn chưa chịu thua, “bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra định lôi con thuyền vào tập đoàn cửa tử”, ông đò nhớ mặt bọn này nên đứa thì “ông tránh mà rảo bơi chèo lên”, đứa thì bị ông “đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến”. Cuối cùng ông thắng còn bọn đá tướng thất bại thảm hại đưa cái mặt “tiu nghỉu, xanh lè thất vọng”. Một dãy dài những động từ, tính từ được Nguyễn Tuân sử dụng để tả tư thế chiến thắng của ông đò: “rảo bơi chèo”, “đè sấn lên”, “chặt đôi ra”,… Những từ ngữ ấy đã thể hiện được phẩm chất chiến sĩ của người lái đò trên chiến trường Sông Đà. Ở vòng vây thứ hai, ông đò đã chiến thắng bàng sự mưu trí. dũng cảm, sự am hiểu tường tận về con sông.

Trùng vây thứ ba là một không gian cùa trận địa để nhằm tiêu diệt đối phương: bên phải bên trái đều là “luồng chết cả”, cái luồng sống nằm ở giữa ngay con thác. Bên cạnh đó là cách thức bố phòng tấn công như trong chiến trận: “bọn đá hậu vệ” canh cửa hòng “bắt chết” cái thuyền. Trên cái phông nền chiến trận cẩn mật và đầy thách thức ấy, ông lái đò hiện lên như vị tướng cầm quân với chiến thuật tài ba. ông mưu trí phóng thăng con thuyền, chọc thùng cửa giữa đỏ. Thuyền vút qua công đá cánh mỏ’ cánh khép. Vút, vút, cừa ngoài, cửa trong, lại cừa trong cùng. Chiếc thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn được. Dường như tác giả tập trung cao độ bút lực vào đoạn văn này. Những ẩn dụ, so sánh, nhân hóa được tác giả sừ dụng sáng tạo gợi lên cảm giác mãnh liệt đầy ấn tượng. Lối ngắt nhịp gãy vụn ra đã diễn tả tình thế gay go, quyết liệt và khẩn trương. Để tả tốc độ thuyền lao đi, tác giả không dùng từ “vươn” mà dùng từ “vút”, lặp lại nhiều lần, kết hợp với hình ảnh so sánh: “thuyền như một mũi tên tre” để diễn tả tốc độ cực lớn của chiếc thuyền. Từ “tự động”, đã biểu đạt khá chính xác sức phản ứng linh hoạt, nhạy bén, điêu luyện của ông đò. Nguyễn Tuân đã tung ra một đội quân ngôn ngữ thật hùng hậu, đa dạng, biến ảo thần kì với liên tục những phép tu từ vô cùng sinh động: so sánh ngầm, nhân hóa, cường điệu…. Câu chữ tuôn chảy ào ạt, điệp điệp trùng trùng tạo ra một bức tranh chiến trận hoành tráng về không gian, ấn tượng về hình ảnh hiểm nguy, gay cấn về tình huống… Kết hợp với phong cách sử dụng nhiều loại hình nghệ thuật, trong đoạn viết này Nguyễn Tuân đã cho ta thấy cách viết của ông như kịch bản phim và qua bàn tay đạo diễn, nó tạo ra sự sống động hồi hộp âu lo, thán phục… với biết bao cảm xúc nảy nở trong lòng người đọc. Ở vòng vây này. ông đò đã chiến thắng không chỉ bằng sự mưu trí, dũng cảm mà hơn thế bằng tay lái điêu luyện thành thục “tay lải ra hoa”. Con thuyền lướt nhanh trên đầu sóng, sóng của Sông Đà và sóng của ngôn ngữ Nguyễn Tuân. Cảnh vượt thác là bài ca chiến trận hào hùng, hình ảnh bừng sáng: ông lái đò oai phong lẫm liệt như một vị danh tướng, trí dũng song toàn, quyết liệt và quyết đoán, uyển chuyển linh hoạt như một nghệ sĩ xử lí tình huống với trái tim kliát khao chinh phục… đã lập thành hào quang chiến thắng.

Đối với người lái đò, hiểm nguy trên dòng sông cũng chính là một phần trong cuộc sống thường nhật của ông, được ông chấp nhận như mọt tất yếu; tác giả đã làm cho hình ảnh người lái đò lấp lánh hơn, giàu chất nghệ sĩ hơn từ công việc đối mặt với hiểm nguy đã trở thành bình thường. Khi vượt qua gian nguy, sóng nước lại tan xèo xèo trong trí nhớ sông nước lại thanh bình. Đêm ấy nhà đò đốt lứa trong hang đá, niỉớng ổng cơm lam, và toàn bàn về cá anh vũ cá dầm xanh,… Cũng chẳng thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thẳng vừa qua. Giọng văn thanh thoát, nhẹ nhàng ta lại thấm thìa thêm vẻ đẹp nữa của người lái đò Sông Đà. Họ anh hùng biết bao trong lao động nhưng cũng thật khiêm nhường, bình dị biết bao trong cuộc sống đời thường. Chất trữ tình bên lửa cháy và có cả những câu chuyện đời thường ở quá khứ ở phía trước nhưng tuyệt nhiên không có hồi ức về hiểm nguy mà tất cả đều lãng mạn ngọt ngào. Điều ấy như một thứ khí chất, một tính cách cấu thành con người ông lái đò. Nó khác biệt với người bình thường mỗi khi đối mặt nguy hiểm vẫn phải toan tính âu lo; và khi vượt qua rồi vẫn cảm thấy bất an vẫn hồi hộp mồi khi nhớ về. Cái phi thường trở thành cái bình thường, chất chiến sĩ hòa quyện với phong thái tài tử nghệ sĩ. Từ đó mà tôn cao thêm tầm vóc của người lao động. Và tụ lại trong con người ông lái đò một phẩm chất kép: phong thái nghệ sĩ và tính cách người anh hùng sông nước. Con người mà trái tim nghệ sĩ đập thầm lặng nhưng mạnh mẽ trong cơ thể thép, ý chí thép.

Văn chương phản ánh cuộc sống bằng hình tượng. Đặc điểm cơ bản của hình tượng văn chương là sự thống nhất giữa tính cá biệt, cụ thể và khái quát. Và vì điển hình là khái niệm xác định chất lượng hình tượng, cho nên một hình tượng văn chương có tính khái quát cao và tính cụ thể đến mức độc đáo thỉ hình tượng trong đó trở thành điển hình. Soi chiếu vào thực tiễn qua Người lái đò Sóng Đà người đọc có thể đánh giá Nguyễn Tuân đã xây dựng thành công một hình tượng điển hình.

Người lái đò trước hết đã thể hiện cái “cá biệt” rất rõ nét, đó là một con người cụ thể làm nghề lái đò chuyên vượt thác Sông Đà ở Lai Châu. Hành động của nhân vật trong không gian, thời gian xác định với những hành động suy nghĩ rất riêng không trộn lẫn. Tuy nhiên, bối cảnh viết truyện vào năm 1958, xu thế văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa giai đoạn này đang tập trung vào chủ đề xây dựng cuộc sống mới và con người mới. Ngòi bút văn chương của Nguyễn Tuân đã rất tinh tế khi xây dựng được một điển hình về con người mới âm thầm tồn tại lao động chống lại thiên nhiên hung dữ mưu sinh và tô đẹp cuộc sống. Chính vậy, hình ảnh ông lái đò đã mang tính phổ quát (đặc điểm thứ hai của hình tượng), để trở thành hình tượng điển hình. Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân là con người vô danh, nhưng ông thực sự đáng tôn vinh, vì có những phẩm chất của con người lao động chân chính. Và vẻ đẹp của con người lao động, con người vô danh được coi là khám phá của Nguyễn Tuân khi viêt về cuộc sông mới, con người mới. Qua hình tượng nhân vật trong tác phẩm có thể hình dung trên các miên đất thiên nhiên hung dữ có hàng nghìn hàng vạn những con người quả cảm và nghệ sĩ như người lái đò dòng sông cuối trời Tây Bắc họ có mặt sống và chiến đấu trên khắp mọi vùng đất Tổ quốc Việt Nam. Với văn học nước ngoài. Người lái đò Sông Đà có những nét tương đồng với nhân vật ông già đánh cá trong Ông già và biển cả của Hemingway và hàng loạt những nhân vật đấu tranh sinh tồn trong các truyện ngắn của Jắc-Lân-đân.

Sáng tạo hình tượng người lái đò, Nguyễn Tuân đã thể hiện thái độ yêu mến, tự hào và cảm phục trước những con người lao động bình dị nhưng tiềm ẩn “chất vàng mười” quý giá của Tô quốc và vùng Tây Bắc. Cũng bằng hình tượng nhân vật người lái đò, Nguyễn Tuân đã mang đến thông điệp: chủ nghĩa anh hùng đâu phải tìm kiếm đâu xa, nó có ngay trong cuộc sống đời thường ở những vùng khuất lấp. Và những người bình dị có trí dũng tài ba họ có thê tạo hình tạc mẫu cho nghệ thuật văn chương.

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment