Cách kết bài Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên) hay nhất

0

Contents

Cùng là đoạn kết bài nhưng mỗi người sẽ có một cách tiếp cận riêng. Cùng tìm hiểu các cách kết bài Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên) dưới đây để xem lối khai thác và hành văn của mỗi người nhé!

Kết bài Tiếng hát con tàu mẫu số 1

Tiếng hát con tàu là bài thơ hay của Chế Lan Viên đã góp phần làm đẹp thêm bộ phận thơ viết về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bài thơ thể hiện một cái nhìn mới của nhà thơ trước cuộc đời, trước con người. Nhưng có lẽ điều cô đọng lại trong tác phẩm là những suy tư mang đậm màu sắc triết lí, lắng sâu trong tâm hồn người đọc những rung động trước tình cảm gắn bó của nhà thơ với nhân dân, với đất nước. Và cũng chính vì lẽ đó mà mỗi người nhận thức riêng cho mình một con đường đi tới để được hoà mình vào cuộc sống mới, để được sống trong những cảm xúc chân thành như của chính nhà thơ.

Kết bài Tiếng hát con tàu mẫu số 2

Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên là bài thơ đặc sắc để lại giá trị to lớn cho nền thơ ca Việt Nam. Bài thơ là tiếng lòng trăn trở, tha thiết của tác giả trong công cuộc xây dựng Tổ quốc, mong muốn được hoà nhập với nhân dân, với cuộc đời. Hình ảnh “con tàu” chở bao hy vọng, khát khao của Chế Lan Viên đến vùng đất Tây Bắc xa xôi, nơi đây cũng chính là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng chất thơ trong tâm hồn tác giả.

Kết bài Tiếng hát con tàu mẫu số 3

Những lời bộc bạch của Chế Lan Viên trong tác phẩm “Tiếng hát con tàu” đã cho người đọc thấy được những hình ảnh tốt đẹp của Tây Bắc – nơi không chỉ có cảnh sắc và tình người, nơi ấy còn là cảm hứng của thi ca. Mang trong mình sức hấp dẫn ấy, Tây Bắc đã đại diện cho những vùng đất xa xôi nhưng tràn đầy hi vọng. Bằng nhiệt huyết của mình, Chế Lan Viên đã đưa người đọc đến gần với Tây Bắc hơn và đã góp phần vận động họ xây dựng kinh tế ở nơi này.

Kết bài Tiếng hát con tàu mẫu số 4

Tình yêu trong thơ Chế Lan Viên chẳng phải là tình cảm lứa đôi đơn lẻ mà nó còn hòa mình cùng tình yêu thương đất nước, quê hương. Anh nhớ em! Nỗi nhớ dạt dào, da diết “như đông về nhớ rét”, gắn bó keo sơn, đẹp đẽ, thơ mộng “như cánh kiến hoa vàng”. Tình anh và em nồng nàn, cháy bỏng trong sự chứng kiến của núi rừng Tây Bắc, chỉ cần nắm tay nhau đi qua biết bao mùa chiến dịch. Tình yêu ta đã hoá miền đất xa lạ trở thành thân quen, gần gũi như quê hương máu thịt, tâm hồn. Bằng ngòi bút tài hoa đậm chất nghệ sĩ lãng mạn của mình, Chế Lan Viên không ngần ngại diễn tả tình yêu với sự hóm hỉnh sâu lắng, sự khăng khít, thuỷ chung với những hình ảnh rực rỡ sắc màu, mang đậm dư vị của núi rừng vùng cao Tây Bắc

Kết bài Tiếng hát con tàu mẫu số 5

Tiếng hát con tàu chính là tiếng hát của tâm tưởng. Mỗi bản làng, mỗi dòng sông, mỗi ngọn núi, mỗi địa danh đi qua khi mang những kỉ niệm khó phai của năm tháng sẽ trở thành mảnh đất của tâm hồn. Tình yêu đã khiến mảnh đất xa lạ trở thành máu mủ, thành quê hương chôn rau cắt rốn cả đời nguyện gắn bó.

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment