Bất đẳng thức là gì ? Tính chất của bất đẳng thức ? Kèm ví dụ minh họa

0

Contents

Bất đẳng thức là gì cho ví dụ minh họa cùng những tính chất của bất đẳng thức sẽ có ngay trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

Hãy cùng Đồng Hanh Cho Cuộc Sống Tốt Đẹp tìm hiểu những nội dung thú vị hấp dẫn dưới bài viết này nhé !

Tham khảo bài viết khác: 

   Bất đẳng thức là gì ?

Trong toán học, một bất đẳng thức (tiếng Anh:Inequality) là một phát biểu về quan hệ thứ tự giữa hai đối tượng, với hai đối tượng là các biểu thức chứa các số và các phép toán.

Biểu thức phía bên trái dấu bất đẳng thức được gọi là vế trái, biểu thức phía bên phải được gọi là vế phải của bất đẳng thức.

bat dang thuc la gi

    Một số tính chất của bất đẳng thức

 Tính chất bắc cầu của bất đẳng thức

==> Tính chất bắc cầu của bất đẳng thức được phát biểu như sau:

– Với mọi số thực a, b,c:

  • Nếu a > b và b > c thì a > c
  • Nếu a < b và b < c thì a < c

 Tính chất liên hệ đến phép cộng và phép trừ của bất đẳng thức

==> Tính chất liên quan đến phép cộng và phép trừ được phát biểu như sau:

Phép cộng và phép trừ với cùng một số thực bảo toàn quan hệ thứ tự trên tập số thực. Nghĩa là

– Với mọi số thực a, b và c:

  • Nếu a > b thì a + c > b + c và a – c > b – c
  • Nếu a < b thì a + c < b + c và a – c < b – c

 Tính chất liên hệ đến phép nhân và phép chia của bất đẳng thức

===> Tính chất liên quan đến phép nhân và phép chia được phát biểu như sau:

Phép nhân (hoặc chia) với một số thực dương bảo toàn quan hệ thứ tự trên tập số thực, phép nhân (hoặc chia)với một số thực âm đảo ngược quan hệ thứ tự trên tập số thực. Cụ thể:

– Với mọi số thực a, b và c:

  • Nếu c là một số dương và a > b thì a × c > b × c và a/c > b/c
  • Nếu c là một số dương và a < b thì a × c < b × c và a/c < b/c
  • Nếu c là một số âm và a > b thì a × c < b × c và a/c < b/c
  • Nếu c là một số âm và a < b thì a × c > b × c và a/c > b/c

  Ví dụ minh họa bất đẳng thức

”A nhỏ hơn B”, ký hiệu ( A<B )

“A nhỏ hơn hoặc bằng B”, ký hiệu (A ≤ B)

“A lớn hơn hoặc bằng B”, ký hiệu (A ≥ B)

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi, hẹn gặp lại bạn ở những nội dung bài viết khác !

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment