Review sách Thế Giới Phẳng
Thế Giới Phẳng
Tác giả: Thomas L. Friedman
Giới thiệu sách:
Trong xu thế toàn cầu hóa, việc tiếp cận và tham khảo những tri thức đương đại từ những nước đã phát triển về sự chuyển động của thế giới (đang ở bước ngoặt từ “tròn” sang “phẳng”, như cách nói của tác giả) có lẽ sẽ giúp chúng ta có thêm những thông tin bổ ích để có sự chủ động trong quá trình hội nhập. Tác phẩm được xếp vào danh mục sách bán chạy nhất ở Mỹ (kể từ lần xuất bản đầu tiên tháng 4/ 2005 cho đến nay). Đây là bản dịch từ bản sách gốc mới nhất được sửa chữa, cập nhật và bổ sung hai chương mới nhất bởi chính tác giả.
Về tác giả:
Thomas L. Friedman – một biên tập viên chuyên mục ngoại giao và kinh tế của tạp chí New York Times có những tác phẩm và công trình nghiên cứu về vấn đề toàn cầu hoá rất thành công.
Review sách:
Nếu bạn đang tò mò điều gì đã-và-đang từng ngày làm phẳng thế giới, nó ảnh-hưởng như thế nào đến đời sống, công việc của chúng ta, đến nước ta cũng như toàn thế giới? Hay là thế giới có thực sự phẳng như nhiều người đang đồn đại không? … thì đây là cuốn sách mà mình nghĩ không thể bỏ qua.
Ngày nay thì thuật ngữ “thế giới phẳng” đã trở nên quen thuộc với chúng ta, chỉ sự phát triển toàn-cầu-hoá từ những năm đầu của thế kỷ 21. “Phẳng” ở đây đồng nghĩa với sự-kết-nối, những dở bỏ rào cản về chính trị cùng với những tiến bộ vượt bậc của cuộc cách mạng số đang làm cho thế giới ngày một “phẳng ra” và không còn nhiều trở ngại về mặt địa lý như trước nữa.
“Thế giới phẳng” xuất hiện khi sự tương tác giữa con người, các công ty, tập đoàn vượt khỏi biên giới quốc gia. Chẳng hạn, việc học trực tuyến có thể diễn ra khi học sinh là người Mỹ, gia sư là người Ấn Độ, họ trao đổi bài vở thông qua một màn hình máy tính. Tương tự, cuộc họp ở một tập đoàn đa quốc gia có thể diễn ra mà không cần tất cả các thành viên (đến từ các nước đặt trụ sở) phải có mặt tại phòng họp ở công ty mẹ, mà cũng thông qua một màn hình LED.
Sự tương tác này được thúc đẩy bằng 10 yếu tố, hay còn gọi là 10 nhân tố làm phẳng thế giới. Trong đó, sự góp mặt của công nghệ thông tin, những bước đột phá trong hệ thống chuỗi cung là những nhân tố tiêu biểu nhất.
Thomas Friedman là nhà báo tài năng nhất mà tôi từng biết. Để viết một cuốn sách như thế này, không biết ông đã phải đi bao nhiêu nơi, gặp bao nhiều người, đọc bao nhiêu sách, nghiên cứu bao nhiêu thời gian. Mỗi trang sách của ông chứa đầy thông tin, vừa mở rộng tầm mắt, vừa đánh giá, lý luận.
Bằng lý luận sắc bén của một cây bút kinh tế, những dẫn chứng sinh động thu thập được từ nghiệp vụ làm báo, Thomas L.Friedman lý giải bản chất của thế giới phẳng, động lực thúc đẩy / cản trở thế giới phẳng cũng như những cơ hội và thách thức khi con người sống trong thế giới phẳng.
Đối tượng đọc cuốn sách này không chỉ giới hạn những người làm trong ngành truyền thông mà những người lãnh đạo, những người làm kinh tế, hoạch định chính sách, CEO, thậm chí cả chính những bạn sinh viên – những người muốn ‘sống sót’ trong thời đại thế giới phẳng đều nên đọc. Chúng ta có thể học được rất nhiều thứ từ cuốn sách hơi-dày này!
Cuốn sách thực sự đáng đọc, dù là rất khó nhai nuốt được hết tất cả suy nghĩ của tác giả. Tuy nhiên, hãy đọc, đọc đi các bạn, biết đâu nó sẽ mở ra cho các bạn 1 thế giới mới, thế giới của toàn cầu hóa, của kỷ nguyên internet này.
Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi