Khi con tu hú gọi bầy lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

0

Câu hỏi.

Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không…

1. Cho biết tên bài thơ có những câu thơ trên? Giải thích ngắn gọn nhan đề bài thơ.

2. Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ ? Bài thơ được viết theo thể thơ gì ?

3. Phép tu từ nào được sử dụng trong đoạn thơ trên? Nêu tác dụng?

4. Ghi lại nội dung của đoạn thơ trên bằng một câu văn hoàn chỉnh ?

5. Trong bài thơ, tiếng chim tu hú xuất hiện mấy lần? Hãy chỉ ra ý nghĩa, giá trị liên tưởng mà âm thanh của tiếng tu hú gợi lên.

6. Viết đoạn văn Tổng – Phân – Hợp nêu cảm nhận của em về sáu câu thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu nghi vấn (gạch chân và ghi chú thích).

7. Trong chương trình ngữ văn THCS, cũng có một bài thơ nói về tình yêu thiên nhiên và khát vọng tự do của nhà thơ khi ở trong tù. Bài thơ đó là gì? Của ai?

Trả lời.

Câu 1.

– Bài thơ trên là ” Khi con tu hú”- Tố Hữu

– Tiếng tu hú là một tín hiệu, báo hiệu mùa hè đến. Đây là là nhan đề mở, mang ý nghĩa khơi nguồn, àm tiền đề cho những hình ảnh thiên nhiên tười đẹp của mùa hè đến và cũng bắt đầu cho mạch cảm xúc bức bối tột độ và khao khát tự do cháy bỏng của tác giả. Khi con tu hú kêu báo hiệu mùa hè đến, người tù cách mạng càng cảm thấy ngột ngạt trong phòng giam chật chội, càng khao khát cuộc sống tự do cháy bỏng.

Câu 2.

– Tác giả Tố Hữu

– Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 4/ 1939, trong khi đang làm nhiệm vụ cách mạng, Tố Hữu bị giặc bắt giam (khi đó nhà thơ mới chỉ có 19 tuổi), đến tháng 7/ năm 1939 khi giam tại nhà lao Thừa Thiên, ông đã sáng tác bài thơ này.

– Thể thơ lục bát

Câu 3.

– Phép liệt kê

-Liệt kê những hình ảnh, âm thanh của mùa hè thể hiện sự phong phú, sôi động đong đầy ước mơ và khát vọng tuổi trẻ.

Câu 4.

– Khi tiếng chim tu hú gọi bầy cũng là lúc lúa chiêm chín và trái cây cũng đang chín, ngoài ra không khí mùa hè trời xanh cao rộng và con diều sáo .

Câu 5.

– Trong bài thơ, tiếng chim tu hú được xuất hiện tất cả 3 lần.

+ Lần 1 và lần 3 : Là tiếng chim tu hú kêu thật ngoài đời.

+ Lần 2 : Là tiếng chim tu hú kêu được tác giả cảm nhận bằng tâm tưởng.

– Ý nghĩa

+ Lần 1 và 3 : Tiếng chim tu hú có giá trị liên tưởng, nó gợi mở ra cả một loạt những hình ảnh biểu hiện sinh động của thiên nhiên. Hình ảnh mang giá trị cụ thể và hiện thực cao.

+ Lần 2 : Nghe tiếng tu hú, tác giả như thấy cả mùa hè đang bừng nhực sống và càng cảm giác rõ hơn hiện thực mất tự do của mình trong tù. Hình ảnh mang giá trị biểu cảm và khái quát cao.

Câu 6.

Những câu thơ trên đã vẽ ra một bức tranh mùa hè thật bình yên và tươi đẹp. Chúng ta vẫn luôn luôn biết rằng khi mà tiếng tu hú gọi bầy đã mang nhà thơ đến với khung trời lồng lộng ở bên ngoài. Vì trong hoàn cảnh nhà thơ đang trong tù nên càng thấy sự ngột ngạt của nhà tù và càng cháy bỏng cuộc sống tự do. Tiếng chim chính là yếu tố mà đưa cảm xúc của nhà thơ dâng trào mãnh liệt vô cùng. Có chăng mọi âm thanh nhưng đang rất gần với nhà thơ Tố Hữu. Tiếng ve đang ngân nga trong những vườn cây, thấy tiếng sáo diều đang vi vu trên bầu trời cao xanh ngoài khung cửa sổ nhà lao. Những màu sắc thật tươi tắn, rực rỡ của ngày hè, là những cánh đồng lúa chín vàng óng đang đến ngày thu hoạch, những hạt bắp vàng đang óng ánh giữa sân. Đoạn thơ ngoài việc miêu tả bức tranh thiên nhiên sống động còn cho thấy khao khát tự do của người tù Cách mạng.

Câu 7.

– Ngắm trăng ( Vọng nguyệt) – Hồ Chí Minh

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment