Soạn bài: Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh) Ngắn Gọn Nhất

0

Soạn bài: Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh) Ngắn Gọn Nhất

Câu 1 (trang 104 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Cái khó trong việc tìm ra tinh thần của thơ mới:

– Ranh giới giữa thơ cũ và thơ mới không phải rạch ròi dễ nhận ra

– Cách nhận diện:

+ Không thể căn cứ vào những bài thơ dở, thời đại nào chả có mà phải so sánh với bà hay

+ Và những cái mới và cái cũ vẫn tiếp nối cho qua lại nên mới phải so sánh trên đại thế

Câu 2 (trang 104 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Điều cốt lõi mà nhà thơ đưa đến cho thi đàn Việt Nam lúc giờ “chữ tôi” với một quan niệm trước đó chưa từng có:

+ Quan niệm cá nhân (sự tự ý thức về bản thân, khát vọng được thành thực)

+ Đồng thời “chữ tôi” cũng nói lên bi kịch ngấm ngầm trong hồn người thanh niên lúc bấy giờ

Câu 3 (trang 104 sgk ngữ văn 11 tập 2):

“Cái tôi” đem đến cho tâm hồn thi sĩ nỗi buồn lạnh, bơ vơ, muốn thoát nhưng không thoát được. Đó là những thi nhân đang sống trong cuộc đời tù túng, mong mỏi của thân phận mất nước

– Tương phản giữa khát vọng thoát thân và thực tế tù túng, bế tắc để thấy bi kịch của thi sĩ lãng mạn

– Thoát lên trên- đồng tiền đã khép

– Phiêu lưu trong trường tình, tình yêu không bền

– Điên cuồng – Điên cuồng rồi tỉnh

– Đắm say- Say đắm vẫn bơ vơ

Câu 4 (trang 104 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Các nhà thơ bấy giờ giải tỏa bi kịch đời mình bằng cách:

– Gửi bi kịch ấy vào trong tiếng Việt

– Dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt, lấy tinh thần nòi giống, tìm dĩ vãng chỗ dựa tinh thần

– Giọng điệu thiết tha, hi vọng thoát khỏi bi kịch của thu sĩ lãng mạn

Câu 5 (trang 104 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Nghệ thuật của bài tiểu luận thể hiện qua đoạn trích

– Đặt vấn đề rõ, gọn

– Dẫn dắt vấn đề khoa học, khéo léo và dễ hiểu, đảm bảo liền mạch trong hệ thống luận điểm

– Câu văn nghị luận giàu chất thơ, có sức gợi cảm xúc, gây hứng thú cho người đọc

– Nghệ thuật lí luận chặt chẽ, thấy đáo khoa học

Khi phân tích đặc điểm thơ mới, tác giả luôn phân tích “cái tôi” trong nhiều quan hệ với “cái ta” để tìm ra điểm giống và khác nhau

+ Khi tìm cái mới của thơ mới tác giả nhìn vẫn đề trong mối quan hệ với thời đại, với tâm lí người thi nhân đương thời thấu đáo, sâu sắc

+ Lí luận gắn bó chặt chẽ giữa những nhận định, luận điểm có tính khái quát những ví dụ cụ thể, đa dạng, giàu sức thuyết phục

+ Có cái nhìn thấu đáo về “cái tôi”, “cái ta” có sự so sánh giữa các câu thơ và nhà thơ cũ, mới trong diễn biến lịch sử

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 104 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Chữ “tôi” và chữ “ta” trong thơ mới và thơ cũ có sự khác nhau:

– Chữ “tôi” và chữ “ta” thể hiện ý thức bản thân mình. Chữ “tôi” mang ý nghĩa tuyệt đối của nó

– Chữ “ta” trong thơ cũ là cá nhân ý thức gắn với cộng đồng, đoàn thể

Bài 2 (trang 104 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Lòng yêu nước của các nhà thơ mới biểu hiện ở sự sáng tạo trong thơ ca

– Họ không chỉ sáng tạo ra những giá trị văn hóa mà còn trực tiếp tham gia vào phong trào cách mạng

– Nhà thơ mới yêu tiếng Việt, họ làm tiếng Việt giàu đẹp hơn

– Lòng yêu nước thể hiện trong sự trân trọng giá trị tinh thần, truyền thống của dân tộc

Bài 3 (trang 104 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Người đọc hiểu thêm về tâm hồn của các nhà thơ lãng mạn:

– Tấm lòng ưu ái của nhà thơ mới, thế hệ thanh niên đương thời

– Họ những trí thức tiểu tư sản chưa tìm thấy con đường cách mạng hoặc chưa thực sự dũng cảm dấn thân vào con đường cách mạng đầy chông gai

– Tấm lòng sâu nặng của họ gửi vào tình yêu tiếng Việt, tình yêu văn hóa dân tộc, gửi vào sự thương nhớ thầm kín với hồn quê đất nước

→ Những biểu hiện của lớp thanh niên trí thức, tiểu tư sản đương thời đáng quý, đáng trân trọng

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment