Soạn bài: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới ngắn gọn

0

Bố cục

Phần 1 (từ đầu… càng nổi trội): Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

Phần 2 (tiếp… điểm yếu của nó): Yêu cầu, thách thức của thời đại

Phần 3 (tiếp … hội nhập): Điểm mạnh, yếu của người Việt

Phần 4 (còn lại):

Câu 1 (Trang 30 sgk ngữ văn 9 tạp 2)

Tác giả viết bài này vào đầu năm 2001 khi chuyển giao hai thế kỉ của toàn thế giới, với nước ta tiếp bước công cuộc đổi mới từ cuối thế kỉ trước

– Vấn đề: chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới→ có tính thời sự, có ý nghĩa với sự phát triển lâu dài, hội nhập của đất nước

– Nhiệm vụ: nhìn nhận hạn chế để khắc phục, bắt kịp thời đại. Đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, đẩy mạnh, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Câu 2 (trang 30 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Trình tự lập luận của tác giả:

– Chỉ ra sự cần thiết trong nhận thức của người trẻ về cái mạnh, yếu của người Việt Nam

– Phân tích đặc điểm con người Việt (điểm mạnh, yếu, mặt đối lập)

– Con người Việt Nam tự thay đổi, hoàn thiện để hội nhập với toàn cầu

Câu 3 (trang 30 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Tác giả cho rằng “sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất”

– Máy móc, các yếu tố khác có tân tiến tới đâu cũng là sản phẩm do con người sáng tạo, không thể thay thế con người

– Trong nền kinh tế tri thức, sự nhạy bén của con người vẫn quyết định sự phát triển của xã hội

Câu 4 (Trang 30 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Điểm mạnh yếu của con người Việt Nam tác động tới nhiệm vụ đất nước:

– Thông minh nhạy bén cái mới, thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực thành → Không thích ứng với nền kinh tế mới

Cần cù sáng tạo, thiếu tỉ mỉ, không coi trọng quy trình → ảnh hưởng nặng nề phương thức sản xuất nhỏ, thôn dã

– Đoàn kết, đùm bọc trong chiến đấu nhưng đố kị trong làm ăn, cuộc sống → Ảnh hưởng tới giá trị đạo đức, giảm đi sức mạnh, tính liên kết

– Thích ứng nhanh dễ hội nhập, nhưng kì thị trong kinh doanh, thói khôn vặt, khôn lỏi → Cản trở kinh doanh, hội nhập

Câu 5 (trang 30 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Nhận xét tác giả với sách lịch sử, văn học:

+ Giống: phân tích, nhận xét ưu điểm người Việt: thông minh, cần cù, sáng tạo, đoàn kết trong chiến đấu…

+ Khác: phê phán khuyết điểm, hạn chế, kĩ năng thực hành, đố kị, khôn vặt

– Thái độ người viết: khách quan khoa học, chân thực, đúng đắn

Câu 6 (trang 30 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Những câu thành ngữ được sử dụng: nước đến chân mới nhảy, liệu cơm gắp mắm, bóc ngắn cắn dài, trâu buộc ghét trâu ăn

– Tục ngữ có tính chân xác bởi được đúc rút từ kinh nghiệm của cha ông thế hệ trước

→ Giúp bài viết trở nên sinh động, gần gũi, dễ hình dung hơn.

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment