Bàn về đọc sách, nhất là đọc các tác phẩm văn học lớn, người xưa nói: “Tuổi trẻ… thưởng trăng trên đài”. Em hãy viết đoạn văn nêu cách hiểu của bản thân về câu nói trên

0

Đề bài: Bàn về đọc sách, nhất là đọc các tác phẩm văn học lớn, người xưa nói: “Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua kẽ lá, lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân, tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài” (Dẫn theo Lâm Ngữ Đường, sống đẹp, Nguyễn Hiến Lê dịch, NXB Tao Đàn, Sài Gòn, 1965). Em hãy viết đoạn văn nêu cách hiểu của bản thân về câu nói trên

Bài làm

Câu nói của Lâm Ngữ Đường là một cách nói hình ảnh đậm chất phương Đông về việc đọc sách của con người. Nếu như nội dung tư tưởng và nghệ thuật cùa một cuốn sách là vẻ đẹp êm ái, chan hoà của vầng trăng thì “Tuổi trế đọc sách như nhìn trăng qua kẽ lá, lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân, tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài”. “Trăng qua kẽ lá” láp ló, tinh nghịch chưa để ta thấy được trọn vẹn dáng hình, chỉ biết đó là thứ ánh sáng dịu dàng, tinh tế đầy mê hoặc.

Tuồi trẻ đọc sách cũng giống như việc “nhìn trăng qua kẽ lá” vậy. Ta thấy cuốn sách thật hay, thật hấp dẫn, nó khơi gợi cho ta biết bao điều về cuộc sống. Nhưng để cảm, để hiếu hoàn toàn những điều sách viết thì ta thấy mình còn bé nhỏ biết bao nhiêu. “Ngắm trăng ngoài sân” là khi ấy, ta đã thấy được trọn vẹn hình hài của vầng trăng và cũng là những giá trị sâu sắc của tác phẩm. “Lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân” bởi người lớn tuổi đã có được vốn sống của một người từng trải, đã hiểu được ‘nhiều việc trong cuộc đời, việc đọc sách giống như việc giải một mật mã mà mọi kí hiệu của nó ta đều đã biết.

Và đến tuổi già, việc đọc sách mới đạt đến độ chín mùi. Việc “thưởng trăng trên đài” khác hoàn toàn với việc ngắm trăng qua kẽ lá hay ngắm trăng ngoài sân. Thưởng trăng trên đài là tư thê của những người ung dung, thanh thán chiêm ngưỡng trọn vẹn cái đẹp của vầng trăng. Họ đón nhận vẻ đẹp ấy như một thú vui trong cuộc sống. Họ hiểu những biến cố của số phận nhân vật, của cảm xúc con người như một điều tất yếu trong cuộc đời. Không tò mò thích thú như chú bé “ngắm trăng qua kẽ lá”; không ngỡ ngàng, vui sướng như những người thấy được sự tròn vẹn của mặt trăng khi “ngắm trăng ngoài sân”, người già đọc sách có cái bình thản, ung dung của một người thâm trải lẽ đời trước những trang sách về những cuộc sống mà họ đã đi qua.

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment