Công thức hóa học của đá vôi là gì ? Tính chất, định nghĩa của đá vôi
Contents
Công thức hóa học của đá vôi là gì ? Định nghĩa, tính chất của đá vôi bạn đã biết và nắm bắt được hết những nội dung kiến thức chưa ?
Hãy theo dõi donghanhchocuocsongtotdep.vn để biết thêm những nội dung khác cũng như gợi nhớ ghi nhớ lại những kiến thức xung quanh đến đá vôi nhé !
Tham khảo bài viết:
Định nghĩa Đá vôi là gì ?
1. Định nghĩa đá vôi
– Đá vôi là loại một loại đá trầm tích, về thành phần hóa học chủ yếu là khoáng vật calcit và aragonit (các dạng kết tinh khác nhau của cacbonat calci CaCO3).
– Đá vôi ít khi ở dạng tinh khiết, mà thường bị lẫn các tạp chất như đá phiến silic, silica và đá mácma cũng như đất sét, bùn, cát, bitum… nên nó có màu sắc từ trắng đến màu tro, xanh nhạt, vàng và cả màu hồng sẫm, màu đen.
– Đá vôi có độ cứng 3, khối lượng riêng 2.600 ÷ 2.800 kg/m3, cường độ chịu nén 1700 ÷ 2600 kg/cm2,[cần dẫn nguồn] độ hút nước 0,2 ÷ 0,5%.
2. Phân loại các loại đá vôi
- Đá vôi nhiều silic có cường độ cao hơn, nhưng giòn và cứng.
- Đá vôi đôlômit có tính năng cơ học tốt hơn đá vôi thường.
- Đá vôi chứa nhiều sét (lớn hơn 3%) thì độ bền nước kém.
- Travertin là một loại đá vôi đa dạng, được hình thành dọc theo các dòng suối; đặc biệt là nơi có thác nước và quanh suối nước nóng hoặc lạnh.
- Tufa, đá vôi xốp được tìm thấy gần các thác nước hay là được hình thành khi các khoáng chất cacbonat kết tủa ra khỏi vùng nước nóng.
- Coquina là một đá vôi kết hợp kém bao gồm các mảnh san hô hoặc vỏ sò.
Công thức hóa học của đá vôi
– Công thức hóa học của đá vôi là CaCO3 hay còn gọi là Cacbonat canxi
– Công thức hóa học của đá vôi xảy ra theo 2 chiều:
Ở chiều thuận, tức là từ (1) -> (2) cho thấy quá trình xâm thực núi đá vôi. Còn ở chiều phản ứng ngược lại, tức từ (2) -> (1) cho thấy sự hình thành thạch nhũ trong các hang động.
Tính chất hóa học của đá vôi
– Đá vôi canxi cacbonat có chung tính chất đặc trưng của các chất cacbonat. Đặc biệt là:
– Tác dụng với axit mạnh, giải phóng điôxit cacbon:
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O
– Khi bị nung nóng, chúng giải phóng điôxít cacbon (trên 825 °C trong trường hợp của CaCO3), để tạo ôxit canxi, thường được gọi là vôi sống:
CaCO3 → CaO + CO2↑
Hy vọng với những nội dung trong bài công thức hóa học của đá vôi trên đây sẽ giúp cho các bạn gợi nhớ những thông tin liên quan đến phần kiến thức đá vôi nhé
Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết !
Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi