Kết bài bài thơ Quê Hương của Tế Hanh

0

Contents

Mỗi bài văn sẽ có những cách kết bài khác nhau vô cùng đa dạng giúp các em đạt điểm tuyệt đối, đồng thời giúp người đọc cảm nhận được ý nghĩa trong bài văn. Ở bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các em cách viết kết bài bài thơ Quê Hương của Tế Hanh. Mời các em tham khảo một số mẫu kết bài Quê Hương ở bên dưới.

Kết bài cảm nhận về bài thơ Quê hương của Tế Hanh

Kết bài cảm nhận về bài thơ Quê hương – Mẫu 1

Với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ còn cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.

Kết bài cảm nhận về bài thơ Quê hương – Mẫu 2

Hai câu cuối tả cảnh chiếc thuyền nằm yên, mỏi mệt trên bến là hình tượng hóa, nhân hóa tư thế và tâm trạng người dân làng biển sau những chuyến đi xa trở về nghỉ ngơi, thư giãn vừa mệt mỏi vừa khoan khoái, say sưa. Cho nên, dù đã lớn, đi học, đi làm xa, mỗi lần nhớ về quê hương — một làng đánh cá nghèo ven biển Trung Trung Bộ, Tế Hanh lại nhắc tới màu nước xanh, con cá bạc, bên bờ cát. Hình ảnh, chi tiết, mùi vị đậm đà nhất vẫn là: Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.

Kết bài cảm nhận về bài thơ Quê hương – Mẫu 3

Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”. “Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhớ, từ trong tâm tưởng người con đất Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, ngôn ngữ giàu sức gợi vẽ lên một khung cảnh quê hương “rất Tế Hanh”.

Kết bài cảm nhận về bài thơ Quê hương – Mẫu 4

Quê hương của Tế Hanh đã cất lên một tiếng ca trong trẻo, nồng nàn, thơ mộng về cái làng vạn chài từng ôm ấp, ru vỗ tuổi thơ mình. Bài thơ đã góp phần bồi đắp cho mỗi người đọc chúng ta tình yêu quê hương thắm thiết.

Kết bài cảm nhận về bài thơ Quê hương – Mẫu 5

Vâng, dù đi đâu, đi thật nhiều nơi nhưng cái hương vị quê nhà, mùi của đất, của biển, của tình người vẫn mãi thấm đượm trong tác giả. Là cả một ước mong ngày trở về…Vần thơ bình dị mà gợi cảm, hình ảnh đơn giản mà sâu sắc, giọng văn nghẹn ngào cảm xúc – “Quê hương” như một khúc nhạc nhớ thương quê hương trong sáng, da diết của nhà thơ! Quê hương – hai tiếng ấy sao mà thân thương! Mỗi lần thốt lên hay nghĩ về đều rất thiêng liêng:

“Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người”

Kết bài cảm nhận về bài thơ Quê hương – Mẫu 6

Bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động, đầy chất lãng mạn trữ tình về một làng quê miền biển, với những hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và những sinh hoạt lao động thường ngày của làng chài. Bài thơ như một lời nói hộ những tình cảm yêu quê hương đất nước của người con xa quê.

Kết bài phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh

Kết bài phân tích bài thơ Quê hương – Mẫu 1

Có thể nói, đây là một bức tranh toàn cảnh về quê hương yêu dấu của nhà thơ. Với một giọng điệu khỏe khoắn, với những hình ảnh sinh động cùng với sự kết hợp hài hòa, độc đáo những biện pháp nghệ thuật như: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa. Tế Hanh đã tạo nên một bức tranh quê hương rất mới mẻ và tươi tắn. Phải là một nhà thơ gắn bó tha thiết với cuộc đời, với đời sống cần lao của người dân nơi đây thì nhà thơ mới có được những vần thơ hay đến vậy.

Kết bài phân tích bài thơ Quê hương – Mẫu 2

Ở đó ta thấy Tế Hanh đã dành cho quê hương mình những tình cảm rất đỗi tha thiết sâu nặng, thế nên dù khi đã đi xa nhưng ông vẫn mãi nhớ về một quê hương với những con người mặn mòi muối biển, hơi thở nồng đượm vị xa xăm, vẫn nhớ như in cảnh con thuyền nằm im trên bến đỗ ngẫm nghĩ về biển cả mênh mông.

Kết bài phân tích bài thơ Quê hương – Mẫu 3

Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.“Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhớ, trong tâm tưởng người con đất Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, ngôn ngữ giàu sức gợi vẽ lên một khung cảnh quê hương “rất Tế Hanh”. Và khiến cho bất cứ ai, dù đang ở nơi đâu, cũng sẽ thêm yêu quê hương mình hơn.

Kết bài phân tích bài thơ Quê hương – Mẫu 4

Bằng một hình sắc riêng, ấy là cái vị mặn mòi của biển cả quê hương. Tế hanh đã trao gửi hồn mình đến bạn đọc, và chính tấm lòng ấy của nhà thơ đã thức dậy những tình cảm thiêng liêng trong hồn tôi.

Kết bài phân tích bài thơ Quê hương – Mẫu 5

Thật vậy bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh không chỉ là riêng tình cảm của tác giả giành cho quê hương; mà bài thơ này còn nói hộ rất nhiều tấm lòng khác đang ở xa quê hương. Chúng ta càng trân trọng hơn nữa mảnh đất chân rau cắt rốn, yêu hơn nữa những điều bình dị nhưng thiêng liêng.

Kết bài phân tích bài thơ Quê hương – Mẫu 6

Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.“Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhơ,ù trong tâm tưởng người con đất Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, ngôn ngữ giàu sức gợi vẽ lên một khung cảnh quê hương “rất Tế Hanh”.

Kết bài cảm nhận về đoạn thơ thứ 3 bài Quê hương

Kết bài cảm nhận về đoạn thơ thứ 3 – Mẫu 1

Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát ly với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hòa quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.”Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhớ,ù trong tâm tưởng người con đất Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, ngôn ngữ giàu sức gợi vẽ lên một khung cảnh quê hương “rất Tế Hanh”.

Kết bài cảm nhận về đoạn thơ thứ 3 – Mẫu 2

Khổ thơ 3 là một trong những khổ thơ hay nhất trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh. Đọc khí thơ, người đọc có thể cảm nhận trong đó bao nhiêu niềm yêu mến, tự hào về quê hương xứ sở của nhà thơ.

Kết bài cảm nhận về đoạn thơ thứ 3 – Mẫu 3

Với những thành công về nội dung và nghệ thuật ấy, đoạn thơ thứ 3 của bài thơ “Quê hương” đã đem đến cho người đọc nhiều ấn tượng. Bài thơ cũng trở thành một trong những áng thơ tiêu biểu viết về quê hương, tiêu biểu cho hồn thơ Tế Hanh gần gũi, tinh tế.

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment