Sóng âm là gì ? Các đặc điểm và phân loại sóng âm ? Công thức tính sóng âm ?
Contents
Sóng âm là gì ? Trong bài viết này chúng tôi sẽ chỉ ra cho bạn những thông tin liên quan đến khái niệm, phân loại, đặc điểm… của sóng âm
Ngoài ra những công thức thường gặp trong sóng âm cũng sẽ được chúng tôi liệt kê trong bài viết này, hãy cùng xem ngay nhé !
Tham khảo bài viết khác:
Sóng âm là gì ?
1. Khái niệm về sóng âm
– Sóng âm là những sóng cơ có thể truyền trong cả môi trường rắn, lỏng khí. Sóng âm không truyền được trong chân không
2. Một số đặc điểm của sóng âm
+ Vật dao động phát ra âm gọi là nguồn âm.
+ Tần số của âm phát ra bằng tần số dao động của nguồn âm.
+ Sóng âm truyền được trong môi trường đàn hồi (rắn, lỏng, khí).
+ Âm không truyền được trong chân không.
+ Trong một môi trường, âm truyền với một tốc độ xác định.
+ Trong chất lỏng và chất khí thì sóng âm là sóng dọc.
+ Trong chất rắn thì sóng âm có thể là sóng dọc hoặc sóng ngang.
+ Âm nghe được (âm thanh) có tần số từ 16 Hz đến 20000 Hz.
+ Âm có tần số dưới 16 Hz gọi là hạ âm; trên 20000Hz gọi là siêu âm.
+ Về phương diện vật lí, âm được đặc trưng bằng tần số của âm, cường độ âm (hoặc mức cường độ âm) và đồ thị dao động của âm.
+ Ba đặc trưng sinh lí của âm là: độ to, độ cao và âm sắc.
+ Độ cao của âm là đặc trưng liên quan đến tần số của âm.
+ Độ to của âm là đặc trưng liên quan đến mức cường độ âm L.
+ Âm sắc là đặc trưng của âm giúp ta phân biệt được các âm phát ra từ các nguồn khác nhau (âm sắc liên quan đến đồ thị dao động âm).
Phân loại sóng âm
1. Phân loại theo đặc điểm tần số
+) Nhạc âm: là những âm có tần số xác định như tiếng nói, tiếng hát, âm thanh do các loại nhạc cụ phát ra… làm ta có cảm giác dễ chịu.
+) Tạp âm: những loại âm thanh không có tần số xác định, ví dụ như tiếng ồn khi đứng giữa đám đông, tiếng còi xe, tiếng máy móc làm việc…
2. Phân loại theo độ lớn tần số
+) Hạ âm: tần số nhỏ hơn 16Hz
+) Âm nghe được: từ 16Hz – 20.000Hz
+) Siêu âm: tần số lớn hơn 20.000Hz
Một số công thức tính sóng âm
1. Công thức về cường độ âm
Với W (J), P (W) là năng lượng, công suất phát âm của nguồn.S (m2) là diện tích mặt vuông góc với phương truyền âm (với sóng cầu thì S là diện tích mặt cầu S=4πR2)
2. Mức cường độ âm
hoặc
Đơn vị của mức cường độ âm là Ben (B), thường dùng đềxiben (dB): 1B = 10dB.
Ghi chú tỉ lệ quan trọng:
Với I0 = 10-12 W/m2 gọi là cường độ âm chuẩn ở f = 1000Hz. Đơn vị của mức cường độ âm là Ben (B), thường
dùng đềxiben (dB): 1B = 10dB.
Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ đến bạn sẽ trở nên hữu ích nhất, giúp bạn giải quyết được những câu hỏi của mình nhé !
Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi