Nhân hóa là gì ? Lấy ví dụ ? Có mấy kiểu nhân hóa ? Tác dụng của nhân hóa ?

0

Contents

Nhân hóa là gì ? Trong chủ đề ngày hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin xoay quanh chủ đề ” Nhân Hóa”. Hãy cùng Đồng Hành Cho Cuộc Sống theo dõi ngay để không bỏ lỡ những thông tin nào nhé !

Tham khảo bài viết khác:

       Nhân hóa là gì ?

– So sánh là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, sự vật, sự việc này… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,…. trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người sinh động và gần gũi hơn.

– Ví dụ minh họa:

” Trâu ơi ta bảo trâu này.

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

Cấy cày giữ nghiệp nông gia.

Ta đây trâu đấy, ai mà quản công ”

==> Trong câu ca dao trên, con trâu được nhân hóa như người bạn của bà con nông dân.

nhan hoa la gi lay vi du

    Tác dụng phép nhân hóa

– Biện pháp nhân hóa làm cho đồ vật, con vật, cây cối, thiên nhiên trở nên gần gũi với con người, giúp con người yêu và quý trọng thiên nhiên, động vật hơn.

– Nó biểu thị được những tình cảm, suy nghĩ của con người với các loài vật, thiên nhiên.

   Cách nhận biết phép tu từ nhân hóa

– Để phân tích và nhận biết được đâu là biện pháp tu từ nhân hóa, các bạn cần thực hiện theo các bước sau:

+) Bước 1: Chỉ ra dấu hiệu gồm sự vật, hiện tượng, loài vật nào được nhân hóa và từ ngữ nào dùng để nhân hóa.

+) Bước 2: Nêu tác dụng của từ ngữ nhân hóa đó.

==> Đối với việc miêu tả sự vật: Có tác dụng khiến sự vật trở nên gần gũi với con người.

==> Đối với việc biểu thị tư tưởng, tình cảm: Tác dụng tư tưởng tình cảm của sự vật và của tác giả muốn nói đến.

nhan hoa la gi

       Có những kiểu so sánh nào ?

     1. Dùng vốn từ gọi người để chỉ vật

– Dùng những vốn từ gọi người để chỉ vật, có thể là các bộ phận trên cơ thể người hay tên gọi, danh từ riêng.

– Ví dụ minh họa: Từ đó, lão miệng, bác tai, cô mắt, cậu chân, cậu tay, lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị nhau cả.

     2. Dùng vốn từ chỉ tính chất, hoạt động người để chỉ vật

– Dùng những từ vốn chỉ tính chất, hoạt động của người để chỉ tính chất, hoạt động của vật. Những hoạt động của chúng ta như nói chuyện, múa, hát, chạy, nhảy… được áp dụng cho sự vật, cây cối, đồ vật…

– Ví dụ minh họa: “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”

     3. Sử dụng cách trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

– Đây là hình thức nhân hóa thường được áp dụng khi nhân vật đang độc thoại nội tâm.

– Ví dụ minh họa: “ Trâu ơi, ta bảo trâu này. Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta”

Cám ơn bạn đã theo dõi những nội dung trong chủ đề: Nhân hóa là gì ?. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, các bạn sẽ hiểu hơn về biện pháp tu từ này nhé !

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment