Phóng đại là gì ? Cho ví dụ ? Tác dụng của biện pháp phóng đại ? Ngữ Văn
Contents
Phóng đại là gì ? Ví dụ ? Tác dụng của biện pháp phóng đại là gì ? Hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu hơn về chủ đề hôm nay chúng tôi chia sẻ nhé !
Tham khảo bài viết khác:
Phóng đại là gì ?
– “Phóng đại” là một từ Hán – Việt có nghĩa là “nói quá” hay còn được gọi là “ngoa dụ”, “thậm xưng”, “khoa trương”, là “phép tu từ phóng đại” quá mức, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
– Ví dụ minh họa:
” Mấy cô má đỏ hây hây
Đội bông như thể đội mây về làng ”
Tác dụng của biện pháp phóng địa
1. Nhấn mạnh tâm trạng của 1 người
– Phóng đại là cách thức hiệu quả để diễn tả và nhấn mạnh tâm trạng của 1 người.
– Ví dụ, thay vì dùng từ “buồn” để diễn tả tâm trạng, người ta có thể nói quá lên như “buồn nẫu ruột”. “Buồn nẫu ruột” thể hiện sự buồn bã đến tận cùng và khiến người nghe đồng cảm hơn về mức độ nghiêm trọng.
2. Khắc sâu bản chất của đối tượng
– Phóng đại không phải là nói sai sự thật mà là khắc sâu hơn bản chất đối tượng 1 cách có cơ sở. Thông qua biện pháp tu từ này, người nói sẽ làm tăng sức biểu cảm cho lối diễn đạt, gây ấn tượng mạnh.
– Ví dụ minh họa :
“ mình đồng da sắt ” có nghĩa là khoẻ mạnh phi thường, cứng rắn trước mọi tác động của môi trường.
==> Trong 1 số tác phẩm văn học hoặc giao tiếp thường ngày, người ta dùng cách nói như vậy để chỉ những người mạnh mẽ, lực lưỡng và có sức khoẻ phi thường.
3. Tạo sự sinh động cho lối diễn đạt
– Hầu hết trong ca dao, tục ngữ hay tác phẩm văn học, người ta đều sử dụng biện pháp “nói quá”. Nếu sử dụng đúng cách, lối diễn đạt sẽ trở nên sinh động hơn rất nhiều.
– Phóng đại là 1 trong những phép tu từ được sử dụng phổ biến với tính gợi hình, gợi cảm cao. Tuy nhiên, không phải lúc nào trong văn nói, văn viết, chúng ta cũng nên dùng lối nói phóng đại.
Cám ơn bạn đã theo dõi nội dung bài viết của chúng tôi, hẹn gặp lại bạn ở những nội dung bài viết tiếp theo !
Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi