Thi và kiểm tra học kì 2 Lịch sử 11: Cuộc khởi nghĩa nào không thuộc phong trào Cần vương?
Đề thi và kiểm tra học kì 2 môn Lịch sử lớp 11: Cái chết của Tổng đốc Nguyễn Tri Phương, Tổng đốc Hoàng Diệu trong các cuộc chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội không chỉ thể hiện khí tiết của những vị quan lại yêu nước, chính trực mà còn cho thấy
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 điểm)
1. Cuộc khởi nghĩa nào không thuộc phong trào Cần vương?
A. Khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913).
B. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1886-1892).
C. Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896).
D. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892).
2. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, quyết định việc tiêu diệt phát xít.
B. Các nước phát xít Đức – Italia – Nhật Bản bị sụp đổ hoàn toàn.
C. Sự thất bại tạm thời của chủ nghĩa phát xít.
D. Cuộc đấu tranh chống phát xít của các dân tộc trên thế giới thắng lợi.
3. Nhận xét nào dưới đây là đúng về nhà Nguyễn sau khi kí kết các Hiệp ước 1862, 1874, 1883, 1884?
A. Triều đình Huế có lí do để kí các Hiệp ước, việc mất nước Việt Nam vào tay thực dân Pháp là do khách quan.
B. Nhà Nguyễn đã làm hết sức nhưng “Cả nước và dân của đã hết, sức đã kiệt”.
C. Triều đình Huế đã làm hết sức có thể để bảo vệ độc lập, việc mất nước Việt Nam ở thế kỉ XIX là tất yếu.
D. Triều đình Huế bảo thủ, bạc nhược, thiếu đường lối kháng chiến…phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc để việc mất nước Việt Nam vào tay Pháp.
4. Âm mưu của Pháp khi chọn tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược nước ta là
A. chiếm Đà Nẵng làm căn cứ, tấn công ra Bắc kì.
B. chiếm Đà Nẵng làm căn cứ, tấn công vào Nam kì.
C. chiếm Đà Nẵng làm căn cứ, rồi tấn công ra Huế, nhanh chóng buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng.
D. chiếm Đà Nẵng làm căn cứ, đánh sang Campuchia.
5. Cái chết của Tổng đốc Nguyễn Tri Phương, Tổng đốc Hoàng Diệu trong các cuộc chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội không chỉ thể hiện khí tiết của những vị quan lại yêu nước, chính trực mà còn cho thấy
A. sự ủng hộ của triều đình Huế đối với cuộc kháng Pháp của hai ông.
B. chiến thuật đánh giặc đúng đắn của quan quân triều đình.
C. Pháp đã thành công trong cuộc chinh phục Việt Nam.
D. sự bất lực của quan quân nhà Nguyễn trong việc tổ chức chống Pháp.
6. Phong trào Cần vương thất bại, đánh dấu sự thất bại của một phong trào yêu nước mang tính chất
A. phong kiến.
B. nông dân.
C. tư sản.
D. vô sản.
7. Điểm nổi bật của tình hình thế giới trong những năm 30 của thế kỉ XX là sự xuất hiện của liên minh các nước
A. đế quốc Anh, Pháp, Hà Lan.
B. phát xít Đức, I-ta-lia,Tây Ban Nha.
C. đế quốc Anh, Pháp, Mĩ.
D. phát xít Đức, I-ta-lia, Nhật Bản (phe Trục).
8. Ngày 20-11-1873 diễn ra sự kiện gì ở Bắc Kì?
A. Nhân dân Hà Nội chủ động đốt kho đạn của Pháp.
B. Pháp đánh chiếm Hưng Yên.
C. Pháp nổ súng chiếm thành Hà Nội.
D. Tàu chiến của Gác-ni-ê đến Hà Nội.
9. Chính sách nào của nhà Nguyễn trong nửa đầu thế kỉ XIX đã khiến nước ta bị cô lập với bên ngoài?
A. “Ngụ binh ư nông”.
B. “Bế quan tỏa cảng”.
C. “Dĩ nông vi bản”.
D. “Trọng nông ức thương”.
1.0: Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa của chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (21-12-1873)?
A. Thực dân Pháp mượn cớ cái chết của Gác-ni-ê lớn tiếng kêu gọi trả thù.
B. Làm cho thực dân Pháp hoang mang, lo sợ, tìm cách thương lượng.
C. Là cơ hội cho quân dân ta đánh bật quân Pháp ra khỏi Bắc kì.
D. Khiến cho nhân dân ta vô cùng phấn khởi.
1.1: Đỉnh cao của chính sách thỏa hiệp của Anh, Pháp đối với phát xít là
A. Pháp kí hiệp định đình chiến với Đức.
B. Hội nghị Muy-ních.
C. Chính phủ Pê-tanh làm tay sai cho Đức.
D. “Cuộc chiến tranh kì quặc”.
1.2: Phong trào đấu tranh nào của nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam kì sau Hiệp ước 1862 khiến cho Pháp gặp nhiều khó khăn trong việc quản lí những vùng đất chúng mới chiếm được?
A. Phong trào “tị địa”.
B. Phong trào “tiêu thổ” kháng chiến.
C. Phong trào khởi nghĩa nông dân.
D. Phong trào đấu tranh bằng văn thơ của các nhà Nho yêu nước.
1.3: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, tư tưởng chủ hòa của triều đình Nguyễn bắt đầu lan ra từ khi nào?
A. Pháp đánh Đà Nẵng (1858).
B. Pháp bị sa lầy ở Đà Nẵng và Gia Định (1860).
C. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (1862).
D. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874).
1.4: Nội dung chủ yếu được thảo trong chiếu Cần vương là
A. kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước tự kháng chiến.
B. kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước tập hợp về Tân Sở kháng chiến.
C. kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến.
D. kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước quyên góp cho kháng chiến.
1.5: Chính sách nhượng bộ phát xít, hòng đầy chiến tranh về phía Liên Xô của Anh, Pháp và Đạo luật trung lập (8-1935) của Mĩ đã dẫn đến hậu quả
A. Anh, Pháp đã giữ nguyên được trật tự thể giới có lợi cho mình.
B. Liên Xô đứng về phía các nước bị xâm lược.
C. Liên Xô coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất.
D. phát xít đã lợi dụng tình hình đó để thực hiện mục tiêu gây chiến tranh xâm lược.
1.6: Phong trào đấu tranh chống Pháp, chống phong kiến đầu hàng của nhân dân ba tỉnh miền Đông được bắt đầu từ
A. sau khi Pháp đánh Đà Nẵng.
B. sau khi triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862).
C. sau khi đội quân của Nguyễn Trung Trực đánh chìm tàu Hi vọng của Pháp.
D. sau khi Pháp tấn công Gia Định.
1.7: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai là do
A. mâu thuẫn gay gắt giữa các nước tư bản về vấn đề vũ khí.
B. cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 dẫntới việc lên cầm quyền củachủ nghĩa phát xít ở một số nước…
C. mâu thuẫn gay gắt giữa các nước tư bản về việc phát triển kinh tế.
D. mâu thuẫn gay gắt giữa các nước tư bản về chính sách huấn luyện quân đội.
1.8: Từ sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai, bài học nào là quan trọng nhất được rút ra đề ngăn chặn một cuộc chiến tranh?
A. Kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
B. Có đượng lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn
C. Đoàn kết nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới.
D. Biết kìm chế, giải quyết các vấn đề mâu thuẫn bằng biện pháp hòa bình.
II. TỰ LUẬN (4,0 điểm):
1. (2,0 điểm): Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc như thế nào? Lấy một ví dụ để chứng minh ý kiến “Liên Xô là nước đi đầu trong sự nghiệp chống chủ nghĩa phát xít”?
2. (2,0 điểm): Tóm lược 2 giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương? Vì sao sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào Cần vương vẫn tiếp tục diễn ra?
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4đ)
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
A |
C |
D |
C |
D |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
D |
C |
B |
A |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
B |
A |
B |
C |
D |
16 |
17 |
18 |
|
|
B |
B |
D |
II. PHẦN TỰ LUẬN (6đ)
1.. (2,0đ). Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc như thế nào? Lấy một ví dụ để chứng minh ý kiến “Liên Xô là nước đi đầu trong sự nghiệp chống chủ nghĩa phát xít”?
a) Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc như thế nào?
– Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của các nước phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản.
– Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít.
– Trong cuộc chiến đấu ấy, ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
– Hậu quả của chiến tranh là vô cùng nặng nề với nhân loại: hơn 70 quốc gia với 1 700 người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế. Nhiều thành phố, làng mạc, cơ sở kinh tế
bị tàn phá.
– Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những thay đổi căn bản trong tình hình thế giới.
b) Lấy một ví dụ để chứng minh ý kiến “Liên Xô là nước đi đầu trong sự nghiệp chống chủ nghĩa phát xít”
– Có thể lấy một trong những sự kiện sau để chứng minh:
– Trước những hành động gây hấn của chủ nghĩa phát xít, Liên Xô đã ra sức ngăn chặn sự bùng nổ chiến tranh: kêu gọi Anh, Pháp liên kết chống phát xít; đứng về phía các nước Ê-ti-ô-pi-a, CH Tây Ban Nha, Trung Quốc chống xâm lược; giúp đỡ Tiệp Khắc…
– Khi phát xít Đức tấn công vào lãnh thổ Liên Xô, Hồng quân và nhân dân Liên Xô đã trực tiếp đương đầu với phát xít Đức, làm thất bại “chiến tranh chớp nhoáng” của phát xít Đức; giành thắng lợi trọng trận Xta-lin-grat tạo nên bước ngoặt của chiến tranh thế giới. Từ đây Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang phản công trên các mặt trận.
– Sau khi đánh bại quân đội phát xít (cuối 1944), Liên Xô còn giúp các nước Đông, Nam Âu giải phóng…
– Hồng quân Liên Xô tấn công trước vào sào huyệt Béc-lin, cùng liên quân Mĩ – Anh tiêu diệt tân gốc chủ nghĩa phát xít Đức, kết thúc chiến tranh ở châu Âu.
– Thực hiện chủ trương củ Hội nghị I-an-ta, Hồng quân Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản, đánh bại quân Quan Đông của Nhật ở Măn Châu, cùng lực lượng Đồng minh kết thúc chiến tranh ở châu Á – Thái Bình Dương.
2.. (2,0đ). Tóm lược 2 giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương? Vì sao sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào Cần vương vẫn tiếp tục diễn ra?
a) Tóm lược 2 giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương?
Học sinh có thể kẻ bảng để trình bày, phải đảm bảo đủ các ý sau:
* Từ 1885-1888:
– Lãnh đạo: Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, các văn thân, sĩ phu yêu nước.
Lực lượng: Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.
– Địa bàn:Từ Bắc vào Nam, sôi nổi nhất là Trung kỳ và Bắc Kì.
– Kết quả:
+ Nhất thời gây cho địch nhiều thiệt hại.
+ Cuối năm 1888, Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt và bị lưu đày sang Angiêri.
* Từ năm 1888-1896:
– Lãnh đạo: các sỹ phu văn thân yêu nước tiếp tục lãnh đạo.
– Lực lượng: Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.
– Địa bàn: Thu hẹp, quy tụ thành trung tâm lớn. Trọng tâm chuyển lên vùng núi và trung du, tiêu biểu có khởi nghĩa Hùng Lĩnh, Hương Khê.
– Kết quả: năm 1896 phong trào thất bại.
b) Vì sao sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào Cần vương vẫn tiếp tục diễn ra?
Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta, không hoàn toàn là giúp vua mà còn vì nền độc lập của nước nhà… chứng tỏ Cần vương chỉ là danh
nghĩa, khẩu hiệu, còn tính chất yêu nước chống Pháp là chủ yếu.
Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi