Đề khảo sát chất lượng lớp 6 môn Vật lý Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường năm học 2017 – 2018 (Đề số 2)
Đề khảo sát chất lượng lớp 6 môn Vật lý Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường năm học 2017 – 2018 (Đề số 2) với những câu hỏi trắc nghiệm Vật lý bám sát nội dung trọng tâm kiến thức, giúp học sinh ôn luyện cũng như làm quen các dạng đề kiểm tra trong chương trình học lớp 6.
1: Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì người ta xác định thể tích của vật bằng cách:
A. Đo thể tích bình tràn.
B. Đo thể tích bình chứa.
C. Đo thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa.
D. Đo thể tích nước còn lại trong bình.
2: Giữa trọng lượng và khối lượng có mối liên hệ về độ lớn nào sau đây?
A. P = m.
B. P = 10m .
C. P = m/10 .
D. P.m = 10.
3: Trong các cách ghi kết quả đo với bình chia độ có độ chia tới 0,5cm3 sau đây, cách ghi nào là đúng:
A.16,5cm3
B. 16,2cm3.
C. 16cm3
D. 16,50cm3.
4: Một bình tràn chứa nước tới miệng tràn là 150cm3, bỏ vào bình một vật rắn không thấm nước thì vật ấy nổi một phần và thể tích phần nước tràn từ bình tràn sang bình chứa là 25cm3. Dùng một que thật nhỏ dìm vật chìm hoàn toàn vào trong bình tràn thì thể tích nước ở bình chứa tăng thêm 5cm3. Thể tích của vật rắn là:
A. V = 25cm3.
B. V = 125cm3.
C. V = 30cm3.
D. V = 20cm3.
5: Cho một viên đá, khối lượng riêng của đá có thể được xác định bằng cách nào sau đây?
A. Xác định khối lượng và thể tích của viên đá, sau đó lấy khối lượng chia cho thể tích.
B. Xác định khối lượng và thể tích của viên đá, sau đó lấy thể tích chia cho khối lượng.
C. Xác định khối lượng của viên đá, sau đó lấy khối lượng nhân với 10.
D. Xác định khối lượng của viên đá, sau đó lấy khối lượng chia cho 10.
6: Trọng lượng của một vật 20 kg là:
A. 0,2 N.
B. 2 N.
C. 20 N.
D. 200 N.
7: Tính trọng lượng riêng của một hộp sữa, biết sữa trong hộp có khối lượng tịnh 397g và có thể tích 314ml. Chọn đáp số đúng.
A. 1,264 N/m3.
B. 0,791 N/m3.
C. 12 650 N/m3.
D. 1265 N/m3.
8: Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực?
A. Ròng rọc động.
B. Ròng rọc cố định.
C. Đòn bẩy.
D. Mặt phẳng nghiêng.
9: Có thể làm tăng độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng bằng cách nào sau đây?
A. Giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng và giữ nguyên độ dài.
B. Tăng chiều cao kê mặt phẳng nghiêngvà giữ nguyên độ dài.
C. Giảm chiều dài mặt phẳng nghiêngvà đồng thời giảm theo cùng tỉ lệ chiều cao kê.
D. Tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng và đồng thời giảm chiều cao kê.
10: Lực không gây ra tác dụng nào trong các tác dụng sau đây?
A. Làm cho vật chuyển động nhanh lên.
B. Làm cho vật chuyển động chậm lại.
C. Làm cho vật chuyển động đều.
D. Làm cho vật biến dạng
11: Khi làm lạnh một vật rắn thì khối lượng riêng của vật tăng vì:
A. Khối lượng của vật tăng.
B. Thể tích của vật tăng.
C. Khối lượng của vật không thay đổi còn thể tích của vật tăng.
D. Khối lượng của vật không thay đổi còn thể tích của vật giảm.
12: Phát biểu nào sau đây về lực đàn hồi là không đúng?
A. Lực đàn hồi xuất hiện khi lò xo dãn.
B. Lực đàn hồi xuất hiện khi lò xo nén.
C. Lực đàn hồi tác dụng lên vật làm lò xo biến dạng.
D. Lực đàn hồi chỉ xuất hiện khi vật bị biến dạng đủ nhiều để mắt phân biệt được
13: Một học sinh dùng thước đo độ dài có ghi độ chia nhỏ nhất là 1cm để đo độ chiều dài lớp học. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi nào là đúng?
A. 5m
B. 500cm.
C. 50dm
D. 500,0cm
14: Một lò xo xoắn dài 25cm khi treo vật nặng có trọng lượng 1N. Treo thêm vật nặng có trọng lượng 2N vào thì độ dài của lò xo là 27cm. Vậy chiều dài tự nhiên 10 của lò xo là bao nhiêu? Chọn kết quả đúng:
A. 22cm.
B. 23cm.
C. 24cm.
D. 25cm
15: Một vật bằng nhôm hình trụ có chiều cao 20cm và bán kính 2cm. Khối lượng riêng của nhôm 2,7g/cm3. Khối lượng của khối trụ này.
A. 108,00 g.
B. 216,00 g.
C. 678,24 g.
D. 84,78 g
16: Cho hộp quả cân có các quả cân 10g, 20g, 50g, 100g. Đặt một vật lên một đĩa cân (cân Rô-béc-van). Đĩa cân bên kia đặt quả cân 50 g, cùng quả cân 10 g. Khi đó cân nằm thăng bằng. Khối lượng của vật là:
A. 60 g.
B. 50 g.
C. 40 g.
D. 10 g
17: Khi muốn thuyền ra xa bờ, người trên thuyền dùng cây sào tre chống vào bờ và đẩy mạnh cây sào. Kết luận nào sau đây là sai?
A. Người dùng sào đẩy bờ một lực thì ngược lại bờ cũng đẩy sào và người một lực.
B. Chính lực đẩy của bờ lên sào và thông qua sào đã đẩy người và thuyền rời bến.
C. Lực do người đẩy bờ (thông qua cây sào) có tác dụng làm bờ biến dạng.
D. Lực do người đẩy bờ (thông qua cây sào) không gây tác dụng nào cho bờ cả
18: Khi nút chai bị kẹt, để lấy nút ra dễ hơn người ta làm cách nào trong các cách sau:
A. Hơ nóng nút chai.
B. Hơ nóng thân chai.
C. Hơ nóng cổ chai.
D. Hơ nóng đáy chai.
19: Để đưa một cống bê tông khối lượng 200kg từ dưới một hố sâu hơn vị trí cần đặt lên đúng vị trí, người ta luồn một sợi dây qua lỗ cống và đứng trên miệng hố ở phía hai đầu cống kéo dây. Sức kéo của mỗi người coi là như nhau và bắng 460N. Để nâng được cống lên cần số người kéo ít nhất là:
A. 2 người.
B. 4 người.
C. 5 người.
D. 6 người
20: Một người muốn lấy ra 0,5kg gạo từ túi có 0,9kg gạo. Trong tay người đó chỉ có một cân Rô béc van và 01 quả cân 100g. Số lần cân ít nhất của người đó để lấy được 500g gạo là:
A. 1 lần.
B. 2 lần.
C. 3 lần.
D. 4 lần.
Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi